Tăng cường quản lý vận tải đường thủy nội địa từ bờ ra đảo
Ngày 1/12, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tăng cường quản lý hoạt động vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa từ bờ ra đảo.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng yêu cầu hội nghị nghiên cứu, thảo luận, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là công tác quản lý nhà nước về quản lý phương tiện, thuyền viên.
Cụ thể như: Đánh giá thực trạng việc phân công, phân cấp trong công tác quản lý chuyên ngành trên các tuyến từ bờ ra đảo, bao gồm: Luồng tuyến, cảng bến, phương tiện, bằng, chứng chỉ thuyền viên… với những khó khăn, bất cập; đánh giá những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, đăng kiểm phương tiện thuỷ hoạt động trên các tuyến từ bờ ra đảo; công tác đào tạo, cấp, đổi bằng, chứng chỉ thuyền viên; công tác quản lý, khai thác thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền; công tác cung cấp thông tin cảnh báo điều kiện thời tiết trên vùng nước thuỷ nội địa có các tuyến vận tải từ bờ ra đảo...
Theo Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Việt Nam là một trong 10 nước có mạng lưới sông, ngòi dày đặc nhất thế giới, có 3.551 sông, kênh lớn, nhỏ với tổng chiều dài khoảng 85.577 km; trong đó, 41.000 km được quản lý, khai thác, sử dụng; 3.260 km đường bờ biển chạy qua 28 tỉnh, thành phố ven biển; hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, hàng ngàn km đường thủy từ bờ ra đảo, nối các đảo trong vùng nội thủy đã và sẽ tổ chức quản lý, khai thác vận tải thủy nội địa.
Theo đó, vùng biển Việt Nam hiện có 39 tuyến vận tải từ bờ ra đảo xuất phát từ các cảng, bến thuộc địa bàn 14 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau đang được giao cho Cục đường thủy nội địa Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam khai thác, quản lý.
Một số tuyến từ bờ ra đảo khác giao cho Sở Giao thông Vận tải các tỉnh quản lý như: Thanh Hoá, Quảng Ninh, Khánh Hoà, Kiên Giang… Kết cấu hạ tầng của các tuyến với 34 cảng, bến và gần 280 phương tiện hoạt động trên 18 tuyến từ bờ ra đảo đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn giao thông.
Lãnh đạo Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia nhấn mạnh, quá trình phát triển của vận tải thủy nói chung, tuyến vận tải từ bờ ra đảo nói riêng luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiếm tỷ trọng lớn so với các phương thức vận tải khác.
Theo đó, việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, nhất là tuyến bờ ra đảo đã được ngành chức năng, các địa phương trong cả nước chú trọng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông đường thủy nội địa. Tuy nhiên,việc quản lý chuyên ngành các tuyến vận tải từ bờ ra đảo vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là xảy ra những vụ tai nạn giao thông đường thủy.
Theo Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, trong 11 tháng của năm 2023, toàn quốc xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ 28 vụ, làm chết 18 người, bị thương 7 người, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 3 vụ, giảm 28 người chết, tăng 2 người bị thương; hàng hải xảy ra 5 vụ, làm chết 2 người, so với cùng kỳ giảm 1 vụ, giảm 10 người chết và mất tích, số người bị thương không.
Tại hội nghị, đại biểu tập trung thảo luận, trao đổi, làm rõ một số vấn đề như: Đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng, cảng, bến thuỷ nội địa trên các tuyến vận tải đường thuỷ từ bờ ra đảo; thực trạng, tình hình tai nạn giao thông, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thuỷ nội địa; đánh giá thực trạng việc phân công, phân cấp trong công tác quản lý chuyên ngành trên các tuyến từ bờ ra đảo về luồng tuyến, cảng bến, phương tiện, bằng, chứng chỉ thuyền viên và những khó khăn, bất cập;
Thực trạng và những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, đăng kiểm phương tiện thuỷ hoạt động trên các tuyến từ bờ ra đảo, công tác đào tạo, cấp, đổi bằng, chứng chỉ thuyền viên; công tác quản lý, khai thác thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền, công tác cung cấp thông tin cảnh báo điều kiện thời tiết trên vùng nước thuỷ nội địa có các tuyến vận tải từ bờ ra đảo… và những nội dung quan trọng khác có liên quan.
Qua thảo luận, góp ý kiến, các đại biểu thống nhất cần triển khai đồng bộ và tăng cường hơn nữa các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, nhằm ngăn chặn không để các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong thời gian tới, góp phần thực hiện mục tiêu giảm từ 5 - 10% số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương hàng năm trong thời gian tới.
Cụ thể, cơ quan chức năng và các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện những quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa nhằm nâng cao hơn nữa ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải thủy, quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa.
Triển khai thực hiện việc rà soát và xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa. Quản lý chặt chẽ việc đào tạo thuyền viên người lái phương tiện thủy nội địa, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện thủy nội địa.
Kiên quyết không cấp phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với các phương tiện không bảo đảm các điều kiện an toàn, hàng hóa chở trên phương tiện vượt quá dấu mớn nước an toàn.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp liên ngành kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính theo trọng tâm, trọng điểm, phức tạp, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bảo đảm an toàn đường thủy khu vực Tây Nguyên
21:36' - 25/11/2023
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết vừa tiến hành khảo sát thực tế, đôn đốc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa tại khu vực các tỉnh Tây Nguyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Khung chính sách tái định cư Dự án phát triển hành lang đường thủy và logistics phía Nam
07:00' - 22/11/2023
Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã phê duyệt Công văn số 1135/TTg-CN về Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án phát triển các hành lang đường thủy, logistics khu vực phía Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho các đơn vị đường thủy
15:50' - 21/11/2023
Gần 400 cán bộ, đảng viên Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa tham dự hội nghị trực tiếp tại trụ sở Cục và trực tuyến tại 9 điểm cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59'
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.