Bị nhiễm độc thủy ngân qua da do nhiệt kế thủy ngân vỡ
Ngày 5/2/2021, người thân cháu N.N.Y 11 tuổi, nữ, ở Thái Bình đang chuẩn bị cặp nhiệt độ cho cháu, trong khi vẩy nhiệt kế thủy ngân (để vạch thủy ngân trở về mức ban đầu), do sơ ý, chiếc nhiệt kế chọc mạnh vào tay trái của cháu. Chiếc nhiệt kế bị vỡ và tạo ra vết thương ở ngón trỏ tay trái.
Do sợ bị nhiễm độc thủy ngân, gia đình đã đưa cháu tới bệnh viện và nhập viện Bệnh viện Bạch Mai ngày 11/2/2021 (ngày 30 Tết).
Khi vào viện, vết thương của cháu đã bị nhiễm trùng và áp xe. Các bác sỹ chụp X.quang ngón tay của cháu thấy có nhiều hạt thủy ngân ở bên trong phần mềm sát khớp bàn ngón trỏ tay trái.
Do tình trạng nhiễm trùng phức tạp, cháu đã được điều trị nhiễm trùng trước, đồng thời xét nghiệm nồng độ thủy ngân trong máu, nước tiểu và đánh giá các tổn thương.
Theo Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đây là một trường hợp đầu tiên nhiễm độc thủy ngân xảy ra do tai nạn khi sử dụng.
Thủy ngân có trong nhiệt kế là loại thủy ngân nguyên tố (tức là dạng nguyên thể, chưa biến đổi thành các hợp chất).
Trong y văn thế giới chỉ có một vài trường hợp nhiễm độc thủy ngân do tiêm thủy ngân dạng này qua da. Khi các hạt thủy ngân này được tiêm qua da hoặc xâm nhập vào vết thương với lực cơ học mạnh như trên thì rất dễ hấp thu vào máu và gây nhiễm độc cho cơ thể, đặc biệt ở các vị trí có nhiều mạch máu, vị trí gần các khớp.
Năm 2019, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã từng điều trị cho một bệnh nhân tự tiêm thủy ngân nguyên tố (lấy từ 5 chiếc nhiệt kế) vào tay.
Bệnh nhân này đã bị nhiễm độc thủy ngân mức độ nặng và nhờ phối hợp điều trị tích cực giữa các chuyên khoa, một lượng rất lớn các hạt thủy ngân đã được lấy bỏ hết một cách an toàn. Bệnh nhân cũng đã được giải độc thành công.
Hiện vết thương của cháu đã ổn định. Các bác sỹ đã chụp cắt lớp, siêu âm để đánh giá kỹ số lượng hạt thủy ngân và vị trí chính xác ở ngón tay để chuẩn bị cho cuộc mổ loại bỏ các hạt thủy ngân.
Dự tính mặc dù vị trí phẫu thuật nhỏ nhưng cuộc mổ đặc biệt do cần phải lấy hết các hạt thủy ngân một cách an toàn. Phải lấy hết nhưng không được để thủy ngân rơi ra ngoài.
Khi thu gom thì không được dùng máy hút vì tạo hơi nóng và thủy ngân bay hơi gây nhiễm độc cho những người trong phòng mổ.
Nhiều hạt thủy ngân nhỏ ở sát khớp đồng nghĩa việc lấy hết đã khó, đồng thời đảm bảo ít ảnh hưởng đến khớp nhất.
Cuộc mổ cũng phải cố gắng làm sao thành công hoàn toàn, rất hạn chế mổ lần sau. Hiện cuộc mổ đang được chuẩn bị để có thể được thực hiện tốt nhất.
Bác sỹ Nguyên cho biết, thủy ngân là kim loại nặng rất độc. Đặc biệt não là cơ quan nhạy cảm nhất, bệnh nhân có có thể bị mù, run, kích thích, mất trí nhớ, các rối loạn tâm thần khác...
Thủy ngân nguyên tố trong nhiệt kế khi bị rơi ra ngoài (do nhiệt kế bị vỡ) thì người dân tuyệt đối không được dùng máy hút do thủy ngân dễ bay hơi ở nhiệt độ nóng và dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.
Các hạt thủy ngân cần được gạt hoặc quét sạch càng sớm càng tốt và thu gom loại bỏ như khi loại bỏ các chất độc hại với môi trường.
Rất may, loại thủy ngân này khi nuốt vào đường tiêu hóa (hay gặp khi cặp nhiệt kế ở miệng) thì không được hấp thu vào máu nếu đường tiêu hóa lành lặn.
Trường hợp này các bác sỹ có thể chụp X.quang bụng để xem trong đường tiêu hóa có hạt thủy ngân không, nếu có thì dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ nhanh ra khỏi đường tiêu hóa.
Nhiệt kế thủy ngân rất dễ vỡ, do đó người dân cần chú ý sử dụng./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Việt Nam thêm 14 ca mắc mới
18:58'
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 16/4, Việt Nam ghi nhận 14 ca mắc mới, đều là công dân Việt Nam, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động của nhiều công ty xả thải ra sông Mã
18:54'
UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện 3/5 công ty có hành vi chôn ống ngầm hoặc bơm trực tiếp nước thải từ quá trình sản xuất đũa, giấy chưa qua xử lý ra sông Mã gây ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Ông Võ Trọng Hải được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
18:21'
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã bầu ông Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2016-2021 với số phiếu 47/47 đồng ý.
-
Kinh tế & Xã hội
Số ca mắc mới COVID-19 tại Thái Lan và Ấn Độ tăng kỷ lục
15:22'
Số ca mắc mới COVID-19 theo ngày ngày Thái Lan và Ấn Độ đã tăng cao kỷ lục, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia có nhiều ca mắc lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Chuyên gia kêu gọi Canada hạn chế hoạt động đi lại liên tỉnh và quốc tế
14:51'
Các chuyên gia đang kêu gọi chính quyền liên bang Canada và các tỉnh triển khai những biện pháp hạn chế đi lại liên tỉnh và quốc tế để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
-
Kinh tế & Xã hội
Xả súng tại thành phố Indianapolis của Mỹ
14:27'
Sáng 16/4 (giờ Mỹ), lực lượng an ninh Mỹ đã phong tỏa toàn bộ khu vực quanh văn phòng của hãng vận tải Fedex ở thành phố Indianapolis, bang Indiana để điều tra vụ xả súng khiến nhiều người bị thương.
-
Kinh tế & Xã hội
Người tiêm vaccine Pfizer có thể phải tiêm nhắc lại hằng năm
14:25'
Người tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech có thể cần tiêm mũi thứ 3 trong vòng từ 6 đến 12 tháng và sau đó là tiêm nhắc lại hằng năm để đảm bảo tối ưu hiệu quả của vaccine.
-
Kinh tế & Xã hội
Instagram phiên bản trẻ em vấp phải rào cản dư luận
14:17'
Các nhà hoạt động vì trẻ em trên khắp thế giới đã kêu gọi Giám đốc điều hành (CEO) của Facebook - ông Mark Zuckerberg từ bỏ kế hoạch phát triển phiên bản Instagram dành cho trẻ em dưới 13 tuổi.
-
Kinh tế & Xã hội
Các chỉ tiêu thống kê lao động việc làm theo khái niệm mới được tính toán như nào?
14:16'
Tiêu chuẩn ICLS 19 ra đời thay thế tiêu chuẩn ICLS 13 trong bối cảnh tốc độ khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới đã chuyển đổi mạnh.