Bí thư Hà Nội: Thúc đẩy dự án Cát Linh-Hà Đông hoạt động nhằm giảm thiểu lãng phí
Chiều 26/3, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã làm việc với các bộ, ngành Trung ương, Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội về các dự án giao thông trọng điểm, nhằm chống ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Tham dự buổi làm việc có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể; Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, Kiểm toán Nhà nước và các sở, ngành thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội, trên địa bàn có nhiều công trình giao thông trọng điểm do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư (gồm các dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh- Hà Đông, các tuyến đường Vành đai 3, 4, 5, các tuyến cao tốc nối Hà Nội với Hạ Long, Thái Nguyên, đường Hồ Chí Minh, đường sắt quốc gia, các tuyến đường thủy trên các tuyến sông lớn, cảng Hàng không quốc tế Nội Bài,… và các công trình do thành phố Hà Nội đầu tư (các dự án đường vành đai, các trục đường hướng tâm, 8 cầu vượt sông Hồng, sông Đuống, các hầm chui trong nội đô…). Đây là các dự án không chỉ có ý nghĩa đối với yêu cầu phát triển hiện tại, mà còn là lâu dài đối với Thủ đô.
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt 9,75% (tiêu chuẩn là 20- 26%), mật độ đường giao thông đạt 1,7km/km2 (tiêu chuẩn là 4,0- 6,5km/km2), diện tích đất dành cho giao thông tĩnh dưới 1% (tiêu chuẩn là 3-4%), tỷ lệ vận tải hành khách công cộng là 17,03% (tiêu chuẩn là 50- 55%)…
Do đó, ùn tắc giao thông trên địa bàn là khó tránh khỏi và sẽ ngày càng phức tạp nếu không có giải pháp quan trọng.
Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do hệ thống kết cấu hạ tầng bị quá tải, gây ra tai nạn giao thông, càng gia tăng ùn tắc, ngập lụt và các nguyên nhân liên quan tới tổ chức thi công các công trình, quản lý xây dựng và ý thức người tham gia giao thông.
Nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, các bộ, ngành và thành phố Hà Nội thống nhất các nhóm giải pháp tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, duy tu bảo trì và tổ chức giao thông hợp lý, phát triển vận tải công cộng để giảm phương tiện giao thông cá nhân, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông và tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Dự án đặc biệt quan trọng, thu hút sự quan tâm của dư luận và nhân dân trong nhiều năm nay là đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng cho đời sống dân sinh và giảm tải ùn tắc, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu; khi xây dựng xong sẽ bàn giao cho thành phố Hà Nội tiếp quản, vận hành và trả nợ các khoản vay đầu tư, xây dựng dự án.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, vướng mắc nhất hiện nay của dự án là vấn đề thanh toán, quyết toán, nhất là việc tuân thủ kết luận liên quan của Kiểm toán Nhà nước ban hành cách đây hơn 1 năm.
Trong khi đó, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 làm chậm tiến độ vận hành thử và bàn giao dự án cho thành phố Hà Nội theo kế hoạch đề ra.
Lãnh đạo các bộ, ngành cho biết, dự án đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước hai nước Việt Nam - Trung Quốc nhằm thúc đẩy hiệp thương giữa các đơn vị liên quan, đảm bảo công bằng, khách quan, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi của người dân Thủ đô.
Thống nhất các ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, lãnh đạo các bộ, ngành và UBND thành phố, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị thành lập Tổ công tác do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải làm Tổ trưởng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm Tổ phó và các thành viên là lãnh đạo một số bộ, ngành để xây dựng một kế hoạch chung, phân loại các công việc của Ban quản lý dự án, Tổng thầu, từng bộ, ngành và thành phố Hà Nội, báo cáo Chính phủ quyết định, thúc đẩy đưa nhanh dự án đi vào hoạt động.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Đây là dự án quan trọng của quốc gia, có ý nghĩa quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội, cần thúc đẩy đi vào hoạt động nhằm giảm thiểu tổn thất, lãng phí./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp ngành giao thông “mắc kẹt” sau khi được chuyển về “siêu Ủy ban”
13:25' - 24/03/2020
Chưa đầy 2 năm chuyển giao 19 tập đoàn, TCty có vốn nhà nước về "siêu Ủy ban", nhiều đơn vị, trong đó có 5 doanh nghiệp của Bộ Giao thông Vận tải đang gặp những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về một số dự án giao thông
20:19' - 12/03/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, công trình hạ tầng giao thông - vận tải lớn đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động lớn từ dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám đốc dự án Cát Linh - Hà Đông đang được cách ly phòng dịch COVID-19
15:03' - 28/02/2020
Ông Đường Hồng, Giám đốc dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông (Tổng thầu Trung Quốc) vừa sang Việt Nam và đang được cách ly phòng dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
19:47' - 03/03/2021
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 8/11/2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện dự thảo chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế
19:45' - 03/03/2021
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với nội dung Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thường trực Chính phủ họp về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương
19:30' - 03/03/2021
Chiều nay (3/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Những chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 3/2021
18:18' - 03/03/2021
Những điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; Quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; ... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương đứng đầu cả nước về xuất khẩu gỗ
17:52' - 03/03/2021
Theo Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), ngành sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ của tỉnh đang chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của ngành gỗ cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung quy định chuyển cửa khẩu hàng nhập tại cảng cạn Long Biên
17:52' - 03/03/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 07/2021/QĐ-TTg, trong đó bổ sung quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn Long Biên, thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Phiên họp thứ ba Hội đồng Bầu cử quốc gia
17:36' - 03/03/2021
Chiều 3/3, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Phiên họp thứ ba Hội đồng Bầu cử quốc gia. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, chủ trì và điều hành phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 3/2021
16:36' - 03/03/2021
Những chính sách của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 3/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Đào tạo cán bộ quản lý thị trường phải đảm bảo những kỹ năng gì?
16:27' - 03/03/2021
Giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 quản lý thị trường hướng tới mục tiêu chuyên nghiệp, chuyên sâu; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.