Bình đẳng thu nhập cho nam và nữ sẽ thúc đẩy tăng trưởng
Phát biểu tại một hội nghị ở Washington ngày 8/11, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde kêu gọi các chính phủ và doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa trong việc tăng các cơ hội kiếm tiền bình đẳng cho nam giới và nữ giới đồng thời không để sự phân biệt đối xử cản trở việc đạt mục tiêu này.
Bà Lagarde cho rằng việc đảm bảo bình đẳng về thu nhập và các cơ hội kiếm tiền cho nam giới và phụ nữ thực sự hữu ích cho tăng trưởng, cho sự đa dạng hóa nền kinh tế, để giảm bớt sự bất bình đẳng trên khắp thế giới và góp phần tăng doanh thu cho các doanh nghiệp.
Bà Lagarde nói rằng các nước đang phát triển có thể thúc đẩy sự bình đẳng về thu nhập bằng việc đầu tư cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng, những lĩnh vực có ảnh hưởng nhiều nhất đến phụ nữ.Trong khi đó, bà cho rằng các nền kinh tế phát triển có thể giải quyết vấn đề từ phía nguồn thu, bằng việc giảm gánh nặng thuế đối với người kiếm tiền phụ trong gia đình, thường là người phụ nữ, và những gia đình có cha hoặc mẹ đơn thân, cũng thường là phụ nữ với mức thu nhập thấp. Bà nói các chính sách tài chính thích hợp thực sẽ có ý nghĩa trong việc thu hẹp bất bình đẳng giới.
Bình đẳng thu nhập là vấn đề nóng trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ khi phụ nữ nước này theo ước tính có thu nhập khoảng 80 xu, so với mức 1 USD của nam giới. Cả hai ứng cử viên là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đều cam kết tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc cho phụ nữ.
>>> Đức xúc tiến kế hoạch bình đẳng về lương giữa lao động nam và nữ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các nước kém phát triển khó đạt mục tiêu tăng trưởng vào đầu thập niên tới
21:55' - 25/09/2016
các nước kém phát triển nhất thế giới (LDC) sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng và tăng năng suất mà họ đặt ra vào năm 2021, nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
UNDP: Bất bình đẳng giới khiến châu Phi thiệt hại 95 tỷ USD/năm
06:02' - 30/08/2016
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 28/8 hối thúc các quốc gia châu Phi thu hẹp khoảng cách về giới tính, điều đang khiến cho nền kinh tế của châu lục này thiệt hại ước tính lên tới 95 tỷ USD mỗi năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.