Bình Định bảo vệ rạn san hô ven biển Quy Nhơn
Từ năm 2020, thành phố đã giao 4 vùng rạn san hô cho tổ chức, cộng đồng địa phương cùng quản lý, bảo vệ.
Bãi Dứa thuộc xã Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn) có hệ thống rạn san hô đa dạng, phong phú với diện tích trên 8 ha, trong đó, có 1 ha nằm ở vị trí cạn, gần bờ cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Các vị trí rạn san hô còn lại có nguy cơ xâm hại cao khi tàu thuyền khai thác thủy sản hay các hoạt động phát triển du lịch diễn ra.
Tháng 2/2020, UBND thành phố Quy Nhơn đã quyết định giao lại khu vực Bãi Dứa cho Tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã quản lý.
Từ đó đến nay, các thành viên trong Tổ tiến hành cắm phao tiêu khoanh vùng, quan trắc và thường xuyên nhắc nhở người dân khai thác thủy sản, hoạt động du lịch không làm ảnh hưởng đến hệ thống rạn san hô khu vực này.
Anh Nguyễn Việt Xuân, thành viên Tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Lý cho biết, Tổ thường xuyên tổ chức các buổi tuần tra để hướng dẫn khách du lịch không giẫm đạp lên rạn san hô, không bẻ san hô đem về, không bỏ rác thải nhựa xuống rạn san hô. Đồng thời, nghiêm cấm các tàu thuyền đánh bắt thủy sản bằng chất nổ tại khu vực có rạn san hô.
Theo ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý, khi được thành phố giao quyền quản lý cho Tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản của xã, nhận thức bảo vệ hệ sinh thái biển nói chung, rạn san hô nói riêng của người dân đã được nâng cao.
“Xã Nhơn Lý còn có vùng rạn san hô đa dạng, phong phú gần 15 ha tại khu vực Hòn Sẹo và Bãi Rạn. Qua hơn một năm quản lý vùng Bãi Dứa, rạn san hô nơi đây đã phát triển tốt hơn. Do đó, thời gian tới, chúng tôi mong muốn được thành phố tiếp tục giao quyền cho cộng đồng địa phương quản lý, bảo vệ.”, ông Danh chia sẻ.
Sau Bãi Dứa của xã Nhơn Lý, vùng rạn san hô tại những khu vực: Hòn Nhàn với diện tích gần 6 ha, biển phía Tây Hòn Khô nhỏ với trên 12 ha và Bãi Trước trên 20 ha lần lượt được UBND thành phố Quy Nhơn giao quyền quản lý, bảo vệ cho Tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản phường Ghềnh Ráng, xã Nhơn Hải và xã đảo Nhơn Châu.
Thành viên trong các Tổ cộng đồng đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ vùng rạn san hô nhằm quản lý và tạo nhiều sinh kế cho người dân địa phương.
Theo anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên Tổ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải, trong 12 ha vùng rạn san hô tại khu vực biển phía Tây Hòn Khô nhỏ do Tổ quản lý, có vùng rạn san hô trên 2 ha cần bảo vệ nghiêm ngặt.
Tổ đã khoanh vùng, cắm phao tiêu và nghiêm cấm tàu thuyền khai thác thủy sản tại đây để tái tạo, gây giống nguồn lợi thủy sản. Khi rạn san hô được bảo vệ tốt hơn, khách du lịch sẽ đến địa phương nhiều hơn.
Cùng tham gia hỗ trợ Tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản các địa phương, hằng năm, Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng phối hợp cùng với Hiệp hội Thủy sản Bình Định, Chi cục Thủy sản Bình Định và UBND thành phố Quy Nhơn thường xuyên tổ chức các đợt quan trắc vùng rạn san hô ở những khu vực đã giao quyền quản lý.
Bà Nguyễn Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Định cho rằng, trong quá trình quan trắc, người dân sẽ biết được san hô tại khu vực mình quản lý có bao nhiêu san hô chết, san hô mọc ra thêm như thế nào hoặc phát triển thêm những loại gì.
Trong rạn san hô còn có các loại động vật đáy hoặc các loại cá. Nếu như thấy sinh vật biển phát triển lên nhiều loài, chứng tỏ rạn san hô ở đấy được bảo vệ tốt.
Giao quyền đồng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng địa phương là một trong những điểm mới của Luật Thủy sản năm 2017 nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hoạt động này trở nên có ý nghĩa hơn khi mang lại nhiều lợi ích cho người dân vùng biển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định đề xuất bổ sung xây dựng cảng biển quốc tế gần 8.900 tỷ đồng
18:36' - 07/07/2021
UBND tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, bổ sung Cảng tổng hợp quốc tế Long Sơn vào các quy hoạch cảng biển liên quan.
-
Thị trường
Bình Định đã đạt 55,8% kế hoạch xuất khẩu
17:05' - 05/07/2021
Mặc dù tình hình kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định trong tháng 6/2021 đạt 100,7 triệu USD, tăng 19,3%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Bắt tạm giam Phó Giám đốc Phòng Giao dịch ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
14:54'
Công an tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam Hồ Thị Hương Loan, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Vĩnh Định, Chi nhánh Ngân hàng Agribank huyện Triệu Phong.
-
Kinh tế & Xã hội
Khai trương Cổng thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
13:19'
Sáng 29/3, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ khai trương Cổng Thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tại địa chỉ: www.dangcongsan.org.vn
-
Kinh tế & Xã hội
Bà Rịa-Vũng Tàu: Thiếu nhân lực trầm trọng tại các bệnh viện
12:38'
Bà Rịa-Vũng Tàu đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng tại các bệnh viện và trung tâm y tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Thay đổi chính sách thị thực để gỡ nút thắt cho du lịch
12:30'
Chính phủ nhất trí đề xuất Quốc hội cho phép nâng thời hạn E-visa lên không quá 90 ngày, có giá trị một lần hoặc nhiều lần; cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ.
-
Kinh tế & Xã hội
Quý I/2023, khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 30 lần so với cùng kỳ 2022
12:25'
Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 2,69 triệu lượt; gấp 29,7 lần cùng kỳ năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX
11:58'
Sáng 29/3, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, TTXVN và các cơ quan liên quan tổ chức Họp báo phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến vụ phá rừng ở xã Đăk Pxi, Kon Tum
11:45'
Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Hà, Kon Tum đã tổ chức họp kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể và các cá nhân liên quan vụ khai thác rừng trái phép tại Khoảnh 4, 5 thuộc Tiểu khu 327, xã Đăk Pxi.
-
Kinh tế & Xã hội
Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn sẽ đón 300.000 khách trong năm 2023
11:34'
Trung bình mỗi ngày khách du lịch đến Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn, Quảng Nam từ 1.300 đến 1.500 người, tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Với đà này nơi đây có thể đón 300.000 khách trong năm 2023.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ học sinh nghi bị ngộ độc sau khi đi tham quan: Sức khỏe các học sinh đã ổn định
11:28'
Liên quan đến các học sinh Trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội nghi bị ngộ độc sau khi đi tham quan, đến sáng 29/3 toàn trường có 73 học sinh nhập viện. Hiện sức khỏe các em đã ổn định.