BlackRock: Chứng khoán Nhật Bản sẽ hưởng lợi từ sự thay đổi chính sách của BoJ
Việc Nhật Bản thoát khỏi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng được nhiều người dự đoán có thể sẽ gây tác động bất thường, khiến thị trường chứng khoán sẽ hưởng lợi lớn nhất từ việc tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ).
Nhận định trên được đưa ra bởi ông Yue Bamba, người đứng đầu bộ phận đầu tư tích cực tại Nhật Bản của công ty quản lý tiền lớn nhất thế giới BlackRock. Ông Bamba cũng chính là người đã cảnh báo tình hình hiện tại cho thấy dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào thị trường cổ phiếu. Bình luận của ông Bamba được đưa ra khi tỷ lệ đặt cược ngày càng tăng cao cho rằng chính sách thay đổi của BoJ sẽ định hình lại bối cảnh đầu tư ở Nhật Bản. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán đã sẵn sàng tăng thêm sau đợt phục hồi lớn nhất kể từ năm 2013 vào năm 2023.
Một thập kỷ sau khi cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra các biện pháp nhằm thoát khỏi giảm phát và suy thoái triền miên, được gọi là Abenomics, Nhật Bản dường như đang ở giai đoạn cuối cùng để tuyên bố chiến thắng giảm phát sau nhiều thập kỷ giảm phát.
BoJ đã đặt nền móng cho việc thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2007 khi lạm phát duy trì trên mức mục tiêu 2% mỗi tháng kể từ tháng 4/2022. Ông Bamba kỳ vọng BoJ sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ sớm nhất là vào tháng 3/2024, song cho biết bất kỳ thay đổi nào cũng có thể ở mức độ vừa phải và phù hợp. Ông nói: “Điều này khiến Nhật Bản trở thành một điểm đến đầu tư thú vị hơn đối với các nhà đầu tư trên toàn cầu”, đồng thời trích dẫn sự tương phản với môi trường tiền tệ hạn chế ở thị trường Mỹ và châu Âu.
Ông Arnout Van Rijn, nhà quản lý quỹ của Robeco Sustainent Multi-Asset Solutions, cho hay: “Các công ty Nhật Bản đang chịu áp lực từ cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, cùng với Chính phủ và cơ quan quản lý thị trường tài chính, trong việc trả lại nhiều tiền hơn cho các cổ đông”.
Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 15% từ kể đầu năm 2024 đến nay, sau mức tăng 28% trong cả năm ngoái và đang trong tầm ngắm tới mức đỉnh lịch sử.
Theo ông Bamba, việc đồng yen tăng giá do lãi suất tăng khiêm tốn vẫn sẽ giữ đồng tiền Nhật Bản ở mức tương đối rẻ, với tác động hạn chế đến doanh thu của các công ty. Ông cho biết, mức tăng 10-15% của đồng yen so với đồng USD sẽ là “rất tích cực” đối với cổ phiếu từ góc độ của các nhà đầu tư toàn cầu.
Trong khi đó, một phân tích của Nikkei Asia cho thấy, các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán của Nhật Bản có thể sẽ đạt lợi nhuận kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp, với tổng lợi nhuận vượt dự báo trước đó nhờ biên giới được mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19, giá cả tăng vọt và đồng yen mất giá.
Các tập đoàn lớn dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận ròng 43.500 tỷ yen (289 tỷ USD) cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2024, tăng 13% so với năm trước đó. Mức ước tính này sẽ vượt qua dự báo 40.000 tỷ yen được đưa ra từ tháng 5/2023.
Lợi nhuận từ lĩnh vực sản xuất được dự đoán sẽ tăng 16% lên 21.400 tỷ yen, trong đó lĩnh vực phi sản xuất sẽ tăng 11% lên 22.100 tỷ yen. Cả hai con số này đều là mức cao kỷ lục.
Nikkei đã xem xét hoạt động của khoảng 1.020 công ty trên thị trường Prime của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Các số liệu dự báo này không bao gồm các công ty có kỳ báo cáo kết quả kinh doanh bất thường, cũng như các công ty con của công ty mẹ đã được niêm yết.
Chỉ số Nikkei Stock Average tiếp tục tăng điểm vào phiên cuối tuần ngày 16/2, áp sát mức cao nhất mọi thời đại được thiết lập vào năm 1989. Giá cổ phiếu của hơn 200 công ty trên thị trường TSE Prime đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2024, bao gồm Toyota Motor, Nintendo và Tokyo Disney Resort nhà điều hành Oriental Land. Những doanh nghiệp này đại diện cho hơn 10% tổng số công ty trên thị trường TSE Prime.
Một yếu tố thúc đẩy dự báo lợi nhuận tích cực này là việc các công ty tăng giá, nền kinh tế mở cửa trở lại và đồng yen suy yếu.
Sau khi tình trạng thiếu chất bán dẫn dụ xuống, chuỗi cung ứng ổn định, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã có thể đáp ứng các đơn đặt hàng lớn. Đồng yen thấp đã giúp nâng lợi nhuận ròng của ngành ô tô lên 2.900 tỷ yen, chiếm 60% mức tăng của tất cả các công ty trong phân tích của Nikkei Asia. Trong số 7 nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản, Toyota, Suzuki Motor và Mazda Motor được dự báo sẽ báo cáo lợi nhuận kỷ lục trong tài khóa 2023-2024. Nếu tỷ giá hối đoái duy trì ở mức hiện tại, các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất khác sẽ kỳ vọng lợi nhuận sẽ còn tăng hơn nữa.
Hoạt động di chuyển của người dân sôi động hơn do Nhật Bản mở cửa trở lại sau đại dịch cũng đang nâng cao lợi nhuận của các doanh nghiệp. Lĩnh vực đường sắt và xe buýt dự kiến sẽ tăng 30% lợi nhuận do nhu cầu du lịch và đi lại phục hồi sau COVID-19. Ngành hàng không sẽ chứng kiến lợi nhuận tăng 70%.
Giữa bối cảnh làn sóng khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản tăng cao, nhà điều hành cửa hàng bách hóa Isetan Mitsukoshi Holdings đã nâng dự báo lợi nhuận gấp ba lần nhờ doanh số bán hàng cao cấp tăng nhanh.
Tuy vậy, đà suy thoái kéo dài của nền kinh tế Trung Quốc làm lu mờ triển vọng cho năm tài khóa tiếp theo. Ông Tsuneo Murata, Chủ tịch công ty cung cấp linh kiện điện tử Murata Manufacturing, cho biết: “Thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc sẽ không phục hồi hình chữ V theo quy mô trước đó”.
Ông Kenji Abe, chiến lược gia trưởng tại công ty chứng khoán Daiwa Securities, cho biết: Thị trường ngoại hối cũng là một yếu tố không chắc chắn, nhưng “với việc tăng giá và các biện pháp khác đang đưa ra, các công ty có thể đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận ngay cả khi đồng yen mạnh lên”.
Các nhà đầu tư, đặc biệt là giới đầu tư bên ngoài Nhật Bản, nhận định BoJ có khả năng sẽ tăng lãi suất một vài lần trong năm nay sau khi từ bỏ lãi suất âm, dù cho việc cắt giảm lãi suất sớm ở Mỹ có thể làm phức tạp thêm tình hình.
Chiến lược gia về thu nhập cố định cấp cao tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, ông Keisuke Tsuruta, cho biết lãi suất ngắn hạn có thể tăng lên 0,25% sau khi chính sách lãi suất âm được dỡ bỏ. Giả định đó và số liệu của LSEG chỉ ra rằng những người tham gia thị trường nhận thấy cơ hội lãi suất tăng là 50-50 vào cuối năm. Những kỳ vọng này đối với các nhà đầu tư nước ngoài là khá lớn.
Ông Tsuruta cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đã chứng khiến những đợt tăng lãi suất liên tiếp tại châu Âu và Mỹ, do vậy họ cũng kỳ vọng Nhật Bản sẽ hành động tương tự khi bắt đầu tăng lãi suất.
Chủ tịch kiêm chiến lược gia toàn cầu tại công ty nghiên cứu và tư vấn đầu tư Independent Strategy, ông David Roche dự đoán sẽ có hai đợt tăng lãi suất vào nửa cuối năm 2024. Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định tại công ty quản lý tài sản Newton Investment Management, Ella Hoxha nhận thấy lãi suất ngắn hạn có thể tăng lên 0,5% trong năm nay.
Còn chiến lược gia vĩ mô tại công ty chứng khoán Morgan Stanley MUFG Securities, Koichi Sugisaki kỳ vọng BoJ sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 3/2024 và thực hiện mức tăng 0,25 điểm phần trăm vào tháng 7/2024. Ông Koichi Sugisaki cũng kỳ vọng BoJ sẽ tăng lãi suất hơn nữa khi chỉ số giá tiêu dùng đang tăng hơn 2%, để dành chỗ cho những thay đổi chính sách trong tương lai.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á đi ngược chiều phiên đầu tuần 19/2
11:47' - 19/02/2024
Các nhà đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc rất lạc quan về việc duy trì đà tăng trưởng tích cực gần đây ở thị trường châu Á bất chấp cú sốc lạm phát ở Mỹ vào tuần trước.
-
Chứng khoán
Phố Wall dứt chuỗi 5 tuần tăng điểm liên tiếp
13:43' - 17/02/2024
Thị trường chứng khoán Mỹ trồi sụt thất thường trong tuần qua, chi phối chủ yếu bởi các thông tin mới nhất liên quan tới lạm phát của Mỹ.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới đồng loạt tăng bất chấp các số liệu kinh tế suy yếu
08:01' - 16/02/2024
Chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng trong phiên 15/2, bất chấp các số liệu kinh tế đáng lo ngại từ những nền kinh tế hàng đầu.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Âu-Mỹ phục hồi sau khi lao dốc do số liệu lạm phát của Mỹ
08:14' - 15/02/2024
Hiện mọi sự chú ý đang hướng đến số liệu về giá sản xuất của Mỹ vào cuối tuần này.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
VN-Index lùi sát mốc 1.300 điểm, khối ngoại bán ròng gần 1.400 tỷ đồng
16:52'
Dưới áp lực bán mạnh của nhà đầu tư trong và ngoài nước, thị trường chịu sức ép điều chỉnh lớn. Sắc đỏ lan rộng và các chỉ số không có cơ hội hồi phục.
-
Chứng khoán
Lo ngại lạm phát, chứng khoán châu Á chứng kiến một phiên “bán tháo” lan rộng
16:12'
Chốt phiên chiều ngày 31/3, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) mất 1,84%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 4,1%, xuống còn 35.617,56 điểm.
-
Chứng khoán
Thuế quan của Mỹ đẩy thị trường toàn cầu biến động khó lường
14:50'
Theo ông Nicolas Forest, Giám đốc đầu tư của quỹ đa tài sản Candriam, sự thay đổi hướng đi của thị trường là điều đáng kinh ngạc. Ông nhận định: "Cơn sốt Trump đã hoàn toàn đảo ngược”.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới
10:50'
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trong sáng đầu tuần 31/3, trước thềm Mỹ dự kiến áp đặt các mức thuế quan đối ứng vào ngày 2/4 lên các đối tác thương mại.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 31/3
08:54'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm QTP, VPB và DBC.
-
Chứng khoán
VFG đã về tay Viglacera
07:30'
Viglacera đã trở thành chủ sở hữu duy nhất của Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam (VFG) sau khi hoàn tất việc nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp từ Nippon Sheet Glass.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 31/3
07:30'
Hôm nay 31/3, có 3 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn gồm: TTA, SGR, WTC.
-
Chứng khoán
Vì sao lợi nhuận sau thuế của LPBank tăng mạnh?
07:30' - 30/03/2025
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã chứng khoán LPB) vừa có văn bản giải trình về việc lợi nhuận sau thuế năm 2024 của Ngân hàng tăng tới 74,45%.
-
Chứng khoán
78 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông tuần tới
07:30' - 30/03/2025
Trong tuần tới từ ngày 31/3-1/4, có 78 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông; trong đó có 15 doanh nghiệp trên HoSE, 9 doanh nghiệp trên HNX và 54 doanh nghiệp trên UPCoM.