Bộ Công Thương đề nghị dừng các dự án thủy điện nhỏ dù đã có trong quy hoạch
Trước diễn biến thời tiết cực đoan, các đợt mưa lũ lớn trên diện rộng xảy ra tại miền Trung, gây thiệt hại về lớn về người và tài sản, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký văn bản số 9844/BCT-ĐL gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có công trình thủy điện về tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác dự án/công trình thủy điện.
Theo văn bản trên, Bộ đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng đối với các dự án thủy điện nhỏ đã có trong quy hoạch nhưng chưa đầu tư xây dựng; chỉ triển khai sau khi có kết quả đánh giá đảm bảo không tác động lớn, tiêu cực đến môi trường và không ảnh hưởng lớn đến dân cư, không chiếm dụng đất rừng tự nhiên và có hiệu quả kinh tế. Đồng thời, các địa phương tiếp tục rà soát quy hoạch thủy điện trên địa bàn tỉnh, kiên quyết loại ra khỏi quy hoạch đối với các dự án không đảm bảo hiệu quả kinh tế, có chiếm dụng rừng tự nhiên, ảnh hưởng lớn đến dân cư và tác động xấu đến môi trường; chưa xem xét, nghiên cứu để đề xuất bổ sung vào quy hoạch đối với các dự án thủy điện có công suất nhỏ hơn 10 MW. Bộ Công Thương cũng cho hay, đối với các dự án thủy điện đã vận hành và đang thi công, cần tổ chức kiểm tra, đánh giá tổng thể những mặt tích cực và hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển thủy điện trên địa bàn thời gian qua; trong đó đặc biệt cần phân tích, đánh giá về an toàn các công trình và các vấn đề liên quan đến cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trong điều kiện biến đổi thời tiết khí hậu cực đoan.Ngoài ra, với các công trình thủy điện nói chung, Bộ yêu cầu tăng cường kiểm tra, rà soát về quản lý chất lượng xây dựng, đảm bảo an toàn công trình và đáp ứng các yêu cầu về môi trường, tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án thủy điện nằm trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất; xử lý nghiêm các chủ đầu tư dự án không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng, kể cả xem xét thu hồi giấy phép, dừng thi công để khắc phục.
Trong thời gian tới, các địa phương cần đẩy mạnh rà soát việc vận hành khai thác các công trình thủy điện, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung chưa phù hợp với điều kiện khí hậu, thủy văn thực tế nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của xả lũ đối với hạ du; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm với các chủ đập không tuân thủ đúng quy trình vận hành hồ chứa thủy điện và thực hiện quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện theo quy định.
“Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các đoàn công tác để làm việc trực tiếp với các địa phương về lĩnh vực phát triển thủy điện, đặc biệt là việc thực hiện quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện nhỏ trên địa bàn các tỉnh”, văn bản Bộ Công Thương cho biết./.
>>Tác nhân gây lũ: Thủy điện nhỏ có phải nguyên nhân?
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ thủy điện Hương Điền
15:35' - 06/12/2020
Trong những ngày qua, do mưa lớn khu vực hạ lưu hồ Hương Điền đã xảy ra sạt lở phía hạ lưu vai trái đập, vị trí điểm sạt lở cách chân đập Thủy điện Hương Điền từ 60 - 200m.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép hoạt động nhà máy thủy điện Thượng Nhật
18:58' - 27/11/2020
Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương đã quyết định thu hồi giấy phép hoạt động điện lực của Công ty cổ phần Đầu tư Thủy điện miền Trung đối với hoạt động phát điện Nhà máy thủy điện Thượng Nhật.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3: Địa hình tại hiện trường rất nguy hiểm
11:44' - 27/11/2020
Hiện nay, địa hình tại hiện trường rất nguy hiểm, mực nước sâu, lưu tốc dòng chảy lớn. Đặc biệt, dự báo sẽ có mưa lớn trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh báo thủ đoạn tinh vi mới trong buôn lậu, hàng giả công nghệ cao
14:35'
Hội nghị tại Đà Nẵng cảnh báo hàng giả ngày càng tinh vi, sử dụng AI, in 3D, giả mạo thương hiệu xe máy, đòi hỏi hành động quyết liệt và đồng bộ hơn từ các lực lượng chức năng.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp sau hợp nhất
14:35'
Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh mới đặt mục tiêu thu hút đầu tư kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 3,73 tỷ USD trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc WHO
14:33'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 tiên phong tại Hội nghị BRICS mở rộng
14:32'
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẽ cùng cộng đồng quốc tế không ngừng phấn đấu, đoàn kết và nỗ lực để xây dựng một hệ thống quản trị toàn cầu bình đẳng, bao trùm và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 9,8%
11:14'
Bộ Tài chính bảo đảm không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn trong việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp...
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng cá hàng trăm tỷ chưa sử dụng đã “tắc luồng”
11:08'
Dự án cảng cá Cửa Nhượng tại xã Thiên Cầm (tỉnh Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng từ nguồn kinh phí bồi thường sự cố môi trường biển đến nay đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy đầu tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu lúa Thủ đô
09:37'
Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.