Bộ Công Thương lên tiếng về xe hàng ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc
Trước tình trạng xe hàng hóa ùn ứ nhiều ngày qua tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, ông Trần Quốc Toản- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khuyến cáo các địa phương, các hiệp hội, ngành hàng, hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình từ các tỉnh biên giới phía Bắc để chủ động cân nhắc, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu.
Theo ông Trần Quốc Toản, ngay khi nhận được thông tin về khả năng có thể dẫn tới ùn ứ hàng hóa tại khu vực các cửa khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc, Bộ Công Thương đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực của COVID đến hoạt động xuất nhập khẩu. Cùng với đó là vận chuyển hàng hóa, khơi thông hoạt động giao thương qua các cửa khẩu biên giới đất liền, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, trái cây tươi qua biên giới khi đến thời điểm thu hoạch chính vụ và thời điểm vào các dịp Lễ, Tết. Bộ Công Thương đã trao đổi trực tiếp, điện đàm, gửi công thư, công hàm với các cơ quan phía Trung Quốc để trao đổi các nội dung, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn ứ, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực biên giới Việt – Trung. Cụ thể như khắc phục tình trạng hạn chế về nhân lực bốc xếp, kéo dài thời gian hoạt động của các cửa khẩu, thống nhất quy trình, biện pháp phòng chống dịch cũng như trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tổ chức 3 cuộc điện đàm/hội đàm trực tuyến với các đối tác phía Trung Quốc như Bộ trưởng Thương mại, Bí thư Quảng Tây, Tổng cục trưởng Hải quan và 10 cuộc làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để trao đổi các nội dung nhằm thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại song phương. Mặt khác, gửi 14 công thư của Bộ trưởng và nhiều công hàm của Bộ Công Thương tới lãnh đạo các bộ ngành, địa phương và cơ quan phía của Trung Quốc thúc đẩy giải quyết những vướng mắc, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước; trong đó, có thương mại biên giới.Đầu tháng 12 này, Bộ trưởng Bộ Công Thương một lần nữa có thư gửi tới các đối tác phía Trung quốc gồm Bộ trưởng Thương mại, Bí thư Quảng Tây, Tổng cục trưởng Hải quan đề nghị các giải pháp cụ thể tháo gỡ tình trạng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới.
Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với phía Trung Quốc tổ chức Kỳ họp lần thứ nhất Nhóm Công tác thuận lợi hóa thương mại Việt – Trung nhằm tìm kiếm các giải pháp tạo thuận lợi cho thương mại song phương; trong đó, có giải pháp giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực biên giới Việt - Trung. Ông Trần Quốc Toản cho biết thêm: Bên cạnh các giải pháp trên, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng trong bộ và Tham tán thương mại, đại diện thương vụ, đại diện các văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc. Hơn nữa, Bộ Công Thương còn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương chủ động nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và các vấn đề liên quan khác tại khu vực cửa khẩu, nhất là khi chính quyền phía Trung Quốc có chính sách phát sinh đột xuất tác động đến hoạt động giao nhận, thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt, cơ quan thương vụ tại Trung Quốc phối hợp, hỗ trợ các địa phương biên giới phía Bắc cùng trao đổi với chính quyền địa phương phía bạn và các cơ quan chức năng có liên quan trong quá trình trao đổi, hội đàm. Ngoài ra, Bộ Công Thương đã tăng cường phổ biến thông tin, quy định mới của thị trường Trung Quốc cho các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thúc đẩy đáp ứng yêu cầu của thị trường Trung Quốc, tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đáng lưu ý, Bộ Công Thương tổ chức các Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với các tỉnh, thành phố và Hiệp hội, doanh nghiệp để phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp và địa phương triển khai các Lệnh 248 và 249 của Hải quan Trung Quốc. Cùng với đó, đăng tải trên trang web của bộ và gửi thông tin tới các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan thông tin báo chí để cùng phối hợp tuyên truyền, định hướng sản xuất, đưa hàng hóa lên khu vực cửa khẩu. Liên quan tới việc phối hợp với các địa phương biên giới phía Bắc, ông Trần Quốc Toản cho hay: Bộ Công Thương đã trao đổi với chính quyền phía Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi và tăng thời gian thông quan đối với các loại nông sản đến thời điểm thu hoạch, đặc biệt là đối với các loại nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ. Mặt khác, Bộ Công Thương tiếp tục cập nhật, đưa tin thường xuyên về diễn biến giao nhận, thông quan hàng hóa tại cửa khẩu và các vấn đề liên quan; kịp thời trao đổi, phản ánh với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh để cùng phối hợp xử lý. Nhằm khuyến cáo tới các Sở Công Thương, hiệp hội, doanh nghiệp, theo ông Trần Quốc Toản, Bộ Công Thương đã thường xuyên cập nhật tình hình tại khu vực cửa khẩu để kịp thời có các văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội, ngành hàng, hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi trên địa bàn để khuyến cáo tiếp tục triển khai một số nội dung. Cụ thể như thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình từ các tỉnh biên giới phía Bắc để chủ động cân nhắc, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu. Đặc biệt, chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch như mua bán theo hợp đồng, với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính... Bên cạnh đó đẩy nhanh triển khai thực hiện đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc tại Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu" và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu".Hai lệnh này đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2022; đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn,… cũng như các yêu cầu khác có liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với bạn hàng nước ngoài.
Hơn nữa, tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ trên nền tảng internet và mạng viễn thông để thúc đẩy xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử để tìm kiếm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước và sang các thị trường tiềm năng khác. Đáng lưu ý, chủ động tham gia chương trình Tháng khuyến mại tập trung Quốc gia năm 2021 để thực hiện kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Ngoài ra, các địa phương sản xuất nông sản tập trung, có sản lượng lớn cần tăng cường các hoạt động kết nối với hệ thống phân phối trong nước như Sai Gon Coopmart, Bách Hóa Xanh, Vinmart, tập đoàn T&T, Post mart, Aeon, Mega Market… và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước cũng như tăng cường sản xuất, chế biến sâu nâng cao giá trị nông sản Việt; kịp thời trao đổi với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan cùng phối hợp xử lý những vấn đề phát sinh.Ông Trần Quốc Toản cho biết thêm, nhằm hạn chế ùn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn, Bộ Công Thương đã trao đổi với đối tác phía Trung Quốc để chuyển sang đi qua các khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai.Bên cạnh đó, chuyển phương thức vận tải đi bằng đường biển đến các cảng của Trung Quốc như mặt hàng thuỷ sản./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai trương Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Lạng Sơn
16:13' - 17/12/2021
Ngày 17/12, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ khai trương Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành tại UBND tỉnh (IOC).
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn tạo thuận lợi nhất cho xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa
13:50' - 17/12/2021
UBND tỉnh Lạng Sơn đã có những chỉ đạo trước đề xuất của thị Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) về việc tạm dừng nhập khẩu hàng hóa bảo quản lạnh trước và sau Tết Nguyên đán 14 ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến cáo doanh nghiệp khắc phục ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu Lạng Sơn
19:56' - 14/12/2021
Hiện nay, trung bình lượng phương tiện xuất nhập khẩu được thông quan qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn khoảng 825 xe/ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.