Bộ Công Thương nói gì về trách nhiệm trong việc nhiều cửa hàng xăng đóng cửa?
Chia sẻ thẳng thắn tại buổi họp báo do Bộ Công Thương tổ chức chiều 12/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, trên cả nước có 17.000 cửa hàng xăng dầu, vừa rồi xảy ra sự việc các cửa hàng đóng cửa, tạm ngưng bán hàng, số lượng chính xác là bao nhiêu cần phải thống kê lại, nhưng dù có bao nhiêu đi chăng nữa, đó cũng là trách nhiệm của Bộ Công Thương (là đầu mối) và các bộ, ngành khác có liên quan. "Chúng tôi nhìn thẳng vào những trách nhiệm đó và có biện pháp xử lý, giải quyết", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Trong những ngày qua, khi nhiều địa phương xuất hiện tình trạng cây xăng nghỉ bán hoặc bán cầm chừng gây rất nhiều khó khăn cho người dân, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thừa nhận, nguyên nhân chính của tình trạng trên xuất phát từ việc các doanh nghiệp đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng. Họ chỉ duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối của mình và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định.Đại diện Bộ Công Thương thông tin, cuối năm 2021, tình hình thế giới biến động rất phức tạp, thậm chí là xấu, không ai mong muốn. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung xăng dầu.
Đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã cố gắng chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt doanh nghiệp các địa phương cơ bản đáp ứng được nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Liên quan đến số liệu của Tổng cục Hải quan trong quý III/2022, chỉ có 19 trong số 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhập khẩu. Câu hỏi đặt ra là 14 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu còn lại, hạn mức nhập khẩu trong quý III như thế nào? Việc kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu theo hạn ngạch được Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát đối với những doanh nghiệp này ra sao?Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, theo Nghị định 95 (sửa đổi Nghị định 83) về kinh doanh xăng dầu, khái niệm doanh nghiệp xuất nhập khẩu xăng dầu đã đổi thành doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Có nghĩa hiện tại chỉ tính tổng nguồn và doanh nghiệp có thể mua ngay từ 2 nhà máy lọc dầu trong nước là Nghi Sơn và Bình Sơn. Một năm, Bộ Công Thương giao hạn mức cho họ nhập khẩu cho doanh nghiệp đầu mối, nhưng không nhất thiết tháng nào hạn mức nhập khẩu cũng giống nhau, có tháng nhiều, tháng ít, cuối năm đảm bảo đủ tổng lượng nhập khẩu là được.
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện tại, doanh nghiệp đầu mối có thể mua ngay từ nguồn trong nước, không nhất thiết doanh nghiệp nào cũng phải xuất khẩu, hoặc phải nhập khẩu. Trong quý II/2022 vừa qua, do việc nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn gặp trục trặc, giảm công suất, xuống còn 50%, thậm chí có thời gian gián đoạn, chính vì vậy, Bộ Công Thương đã phải đưa ra quyết định yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối tăng lượng nhập khẩu và sản xuất trong nước. "Tuy nhiên, có thời điểm lúc mua, giá rất cao, nhưng sau đó liên tục giảm đã dẫn tới các doanh nghiệp bị thua lỗ. Khi lỗ thì phải cắt giảm bớt chi phí; trong đó có phần chiết khấu xăng dầu cho thương nhân phân phối, đại lý", người phát ngôn Bộ Công Thương cho hay. Nói về các giải pháp đảm bảo ổn định thị trường xăng dầu trong thời gian tới, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm các loại thuế liên quan đến xăng dầu cũng như sớm rà soát và gửi thông báo áp dụng mức chi phí đưa xăng dầu trong nước về đến cảng và premium trong nước (chi phí tổng hợp đối với doanh nghiệp đầu mối để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước trong công thức giá cơ sở) ở mức phù hợp với thực tế, giúp doanh nghiệp tạo nguồn. Ông Đông cũng cho biết, đã phối hợp với các tỉnh thành chỉ đạo các doanh nghiệp xăng dầu có phương án bảo đảm nguồn, duy trì cung ứng trong hệ thống, gắn với việc đôn đốc kiểm tra giám sát thực hiện quy định về duy trì bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu. Ngoài ra, bộ này khẳng định đã phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu trong nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận. Đồng thời, bộ cũng chỉ đạo các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối hỗ trợ để điều phối nguồn hàng, tăng cường cung ứng xăng dầu tại một số địa phương có hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ. Trong khi đó, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn (đầu mối là các sở công thương) tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Bộ Công Thương tiếp tục khẳng định dù có sự thiếu hụt xăng dầu cục bộ tại một số cửa hàng của thương nhân đầu mối, gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, song tồn kho xăng dầu của các doanh nghiệp vẫn cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước. Nguồn cung xăng dầu cũng vẫn liên tục được bổ sung từ nguồn nhập khẩu và mua trong nước./.Tin liên quan
-
Thị trường
Bộ Công Thương: Lượng hàng tồn kho xăng dầu đủ đáp ứng nhu cầu
22:42' - 11/10/2022
Lượng tồn kho của một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn vẫn đang được duy trì và bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng trong hệ thống.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh: Số cửa hàng tạm hết xăng dầu vẫn tăng
19:54' - 11/10/2022
Cục Quản lý thị trường Tp. Hồ Chí Minh cho biết, tình hình các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm hết xăng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh vẫn diễn biến tăng.
-
Doanh nghiệp
Chi phí vận chuyển xăng dầu được điều chỉnh tăng
16:28' - 11/10/2022
Premium trong nước với xăng RON92 (xăng nền pha chế E5 RON92), RON95 tăng 350 đồng, lên 1.320 - 1.340 đồng/lít.
-
Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu Petrolimex tăng lên 1.150 tỷ đồng
15:58' - 11/10/2022
Tính đến 15h00 ngày 11/10, Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex đã tăng từ mức 1.040 tỷ đồng của lần điều chỉnh giá trước đó (ngày 3/10) lên thành 1.150 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.