Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Quyết định được ban hành căn cứ theo Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26/2/2025 của Chính phủ và Nghị quyết số 10-NQ/ĐUB ngày 1/4/2025 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Công Thương. Cụ thể, Quyết định số 939/QĐ-BCT nêu rõ: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về thương mại, thị trường trong nước và giá theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật. Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội. Tên tiếng Anh: “Agency for Domestic Market Surveillance and Development”. Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, thị trường trong nước; xây dựng quy định về mô hình tổ chức thị trường, phương thức giao dịch, loại hình kinh doanh thương mại hiện đại và quản lý hoạt động phân phối hàng hóa. Ngoài ra, triển khai, giám sát thực hiện các chính sách sau khi được phê duyệt; thực hiện cấp, sửa đổi, thu hồi các loại giấy phép kinh doanh hàng hóa có điều kiện như thuốc lá, rượu, xăng dầu, khí; cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và quản lý hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa. Bên cạnh đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước có nhiệm vụ điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường và giá cả; là đầu mối tham mưu quản lý giá một số mặt hàng quan trọng (như xăng dầu, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi); xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý giá và phát triển thị trường trong nước. Mặt khác, xây dựng, trình ban hành các quy định về tổ chức, hoạt động và chế độ chính sách đối với lực lượng quản lý thị trường; đề xuất các quy định về kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong thương mại. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm như buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm về giá, an toàn thực phẩm và quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt, tổ chức hợp tác quốc tế, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến trong lĩnh vực thương mại, thị trường trong nước; quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự, thực hiện các chế độ tiền lương, thi đua khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho công chức và người lao động. Mặt khác, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý; thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của pháp luật. Các đơn vị thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước gồm: Văn phòng Cục; Phòng Chính sách - Pháp chế; Phòng Nghiệp vụ quản lý thị trường; Phòng Dự báo và Cân đối cung cầu; Phòng Hạ tầng thương mại; Phòng Quản lý kinh doanh xăng dầu và khí; Phòng Nghiệp vụ quản lý thị trường có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng. Lãnh đạo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng; Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công. Quyết định số 939/QĐ-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế thay thế Quyết định số 516/QĐ-BCT ngày 28/2/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Uyên Hương
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
20:35' - 03/04/2025
Nhiệm vụ của Hội đồng gồm xác định ưu tiên chiến lược, cơ chế, chính sách lớn trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành công thương
-
DN cần biết
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo
15:15' - 26/03/2025
Hoạt động này nhằm đảm bảo tính minh bạch, ổn định thị trường và bảo vệ lợi ích của người sản xuất lúa gạo trước những biến động trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đặt mục tiêu chuyển đổi số toàn diện
20:59' - 24/03/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 792/QĐ-BCT Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2025 nhằm thể hiện quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong toàn ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa là không hợp lý
14:45'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của từng lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Những điểm mới trong Điều tra doanh nghiệp năm 2025
11:49'
Kết quả từ Điều tra doanh nghiệp sẽ là cơ sở để các cấp lãnh đạo, quản lý xây dựng cơ chế, chính sách kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển...
-
Kinh tế Việt Nam
Số liệu thống kê mới nhất về xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam
09:58'
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu gần 19,6 tỷ USD hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ (Mỹ), tăng 16.5% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: Mức thuế đối ứng của Hoa Kỳ chưa phù hợp với thực tế hợp tác giữa hai nước
08:13'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: "Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ".
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quốc lộ 50: Phải giải quyết mặt bằng để kịp thông xe cuối 2025
20:50' - 03/04/2025
Hiện dự án vẫn đang vướng mặt bằng, phải có đủ mặt bằng trước 30/4 tới, chủ đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
20:35' - 03/04/2025
Nhiệm vụ của Hội đồng gồm xác định ưu tiên chiến lược, cơ chế, chính sách lớn trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành công thương
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh ứng phó với thuế suất mới của Mỹ
19:51' - 03/04/2025
Việc chuyển hướng sản xuất không phải một sớm, một chiều, song đã được nhiều doanh nghiệp triển khai lâu nay để ứng phó với biến động thương mại toàn cầu.