Bộ Công Thương sẽ xem xét quy định về đăng ký mã số mã vạch với hàng xuất khẩu
Bộ Công Thương cho biết: Bộ sẽ xem xét lại quy định về việc đăng ký sử dụng mã số mã vạch đối với hàng xuất khẩu. Trước mắt, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện quy định.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu “kêu cứu” vì hàng hóa bị trễ tàu do chưa hoàn tất thủ tục theo quy định liên quan đến mã số mã vạch trên bao bì. Cụ thể, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; trong đó có nội dung doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch nước ngoài in trên bao bì hàng hóa khi xuất khẩu phải có giấy ủy quyền sử dụng mã số mã vạch từ doanh nghiệp nước ngoài, sau đó là giấy xác nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhiều doanh nghiệp đã phản ánh quy định này gây ra nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch hàng hóa, tốn kém nhiều chi phí. Đại diện phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, thủ tục đăng ký xác nhận hiện làm bằng hồ sơ giấy, gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải mất 20 - 30 ngày mới xuất được lô hàng vì mỗi lô hàng thường có nhiều mã hàng hoá, trong thời gian đó vẫn phải trả lãi suất vay ngân hàng cho khoản vốn sản xuất lô hàng và các chi phí cho việc lưu kho, lưu bãi lô hàng đó. Hơn nữa, với những lô hàng yêu cầu xuất đi gấp, việc chậm trễ thời gian gây ra thiệt hại không nhỏ. Mặt khác, các nước nhập khẩu không có quy định tương tự nên doanh nghiệp Việt gặp khó trong việc xin hồ sơ chứng minh mã số mã vạch của khách hàng được cơ quan thẩm quyền của nước họ chứng nhận theo yêu cầu của Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, vấn đề cốt lõi là quy định này đưa ra không có căn cứ pháp lý trong Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, thông lệ quốc tế không có quy định này, việc cấp giấy xác nhận sử dụng mã số mã vạch nước ngoài không có ý nghĩa thực tế đối với việc quản lý nhà nước. Trước những bất cập đó, VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét bãi bỏ quy định liên quan đến đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài đối với hàng xuất khẩu, cụ thể là Khoản 9 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP (Nghị định 74) về “bổ sung Mục 7 “Mã số mã vạch và quản lý mã số mã vạch”. Đồng tình với quan điểm của VASEP, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu, Mỹ phẩm Việt Nam (VOCA) cũng kiến nghị bỏ quy định này để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đại diện các hiệp hội ngành hàng cũng chia sẻ: Trong Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 không có yêu cầu cụ thể về mã số mã vạch đối với hàng xuất khẩu, nhưng Nghị định 74 được ban hành căn cứ vào Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa lại có quy định như vậy là bất hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp.Nhất là khi mã số mã vạch này không nói lên chất lượng hàng hóa, không quản lý truy xuất nguồn gốc, không có ý nghĩa bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài ra, mã số mã vạch là yêu cầu của nước ngoài để quản lý hàng hóa của họ, Nhà nước Việt Nam can thiệp là không hợp lý bởi thực tế, 13 số trên quy ước mã số mã vạch GS1 bao gồm các thông tin về định danh quốc gia mà chủ hàng có trụ sở, mã của doanh nghiệp chủ hàng, mã định danh của sản phẩm do chủ hàng đặt vào để quản lý. Do vậy, mã số mã vạch này để các hệ thống phân phối, siêu thị quản lý hàng hóa lưu thông của họ. Tiếp nhận những ý kiến của các Hiệp hội đại diện cho phía doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu đồng tình cần xem xét lại quy định về việc đăng ký sử dụng mã số mã vạch đối với hàng xuất khẩu. Trước đó, tại cuộc họp với các bộ liên quan về quy định này do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết sẽ xem xét nghiên cứu sửa đổi Nghị định 74 về sử dụng mã nước ngoài theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh: Việc sửa Nghị định không thể làm trong ngày một, ngày hai. Do vậy, các cơ quan quản lý sẽ triển khai các biện pháp tháo gỡ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện quy định. “Về lâu dài, cần tách mã số mã vạch ra khỏi Nghị định 74, có thể đưa vào Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa hoặc Nghị định mới để tránh nhầm lẫn với vấn đề xác nhận chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc” - ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh. Là đơn vị chịu trách nhiệm chung về hoạt động xuất nhập khẩu, Cục Xuất Nhập khẩu sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tìm hướng xử lý bất cập, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho các ngành hàng xuất khẩu./.- Từ khóa :
- bộ công thương
- mã thuế
- mã vạch
- xuất khẩu
- hàng hoá xuất khẩu
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Công Thương chú trọng tới chính sách thực thi các Hiệp định FTA
12:38' - 19/05/2020
Bộ Công Thương sẽ xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với các thủ tục hành chính của ngành theo Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ có Thông tư về cơ cấu biểu giá điện bán lẻ
22:27' - 15/05/2020
Bộ đã có văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) các Sở Công Thương giảm giá điện, tiền điện cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ thực hiện nghiêm quản lý xuất khẩu gạo qua các cửa khẩu quốc tế
18:46' - 15/05/2020
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, gạo là mặt hàng xuất khẩu nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.