Bộ Công Thương thực hiện đề án tái cơ cấu ngành đến năm 2030
Thực hiện Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành công thương giai đoạn đến năm 2030”, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động của ngành công thương thực hiện Đề án.
Chương trình nhằm triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được giao cho ngành công thương tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28 tháng 2 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành công thương giai đoạn đến năm 2030”. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030 là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.
Cùng đó, quyết tâm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành công thương; tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành công thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững gắn với hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá kết quả thực hiện. Bên cạnh đó, nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tái cơ cấu ngành công thương; chú trọng nâng cao chất lượng và tính chủ động trong tham mưu thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu ngành công thương liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý. Mặt khác, các đơn vị khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch của đơn vị để tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại chương trình hành động; hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, tăng kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; phát huy vai trò tiên phong, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kết hợp hiệu quả giữa điều phối, phối hợp với phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Bộ Công Thương cũng đặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm; trong đó, tạo lập các động lực tăng trưởng mới của ngành công thương, tăng cường sức chống chịu trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài và tham gia vào quá trình hội nhập về kinh tế chủ động, hiệu quả.Đồng thời, chú trọng phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành để nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường năng lực tự chủ; hình thành hệ thống các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có thương hiệu và có năng lực cạnh tranh toàn cầu gắn với tăng cường quản lý cạnh tranh, chống độc quyền.
Ngoài ra, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng trong sản xuất, xuất khẩu và sức cạnh tranh; xanh hóa ngành công thương gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Cùng với đó, cơ cấu lại không gian lãnh thổ phát triển của ngành theo hướng hình thành hệ thống cụm liên kết các ngành công nghiệp chuyên môn hóa và các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm; tăng cường liên kết các địa phương trong vùng và liên vùng, các vùng động lực, cực tăng trưởng và các hành lang kinh tế để tạo lập không gian phát triển mới đối với các ngành công nghiệp, mở rộng kết nối thị trường và tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu. Chương trình cũng nêu 5 giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ theo đề án. Cụ thể, tiếp tục hoàn thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh trở thành động lực cho thực hiện mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và số hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ngành công thương. Ngoài ra, huy động hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu ngành công thương; cải cách tổ chức bộ máy theo hướng đẩy mạnh phân cấp phân quyền; thực thi Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành. Mặt khác, tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững. Đặc biệt, nâng cấp hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý ngành; tăng cường thông tin và chia sẻ thông tin; nâng cao năng lực và nhận thức cho các bên liên quan về tái cơ cấu ngành công thương. Bên cạnh những giải pháp đồng bộ, Bộ Công Thương cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc Bộ nhằm đảm bảo các giải pháp được triển khai hiệu quả, phát huy vai trò trách nhiệm của từng đơn vị và đạt mục tiêu cao nhất theo đề án./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Cân đối lượng xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước
12:04' - 04/08/2023
Để thực hiện việc bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung lúa gạo, kiểm soát mức tăng giá lương thực trong nước, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp trong việc bình ổn thị trường.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lưu ý trách nhiệm của VFA và thương nhân trong xuất khẩu gạo
15:20' - 01/08/2023
Bộ Công Thương vừa có công văn gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo về việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP về xuất khẩu gạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
18:09' - 31/07/2023
Chiều 31/7, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương khuyến cáo rủi ro với doanh nghiệp nhập khẩu cám gạo trích ly từ Ấn Độ
11:39' - 31/07/2023
Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo có hiệu lực ngay lập tức sẽ có tác động tới các hợp đồng xuất khẩu cám gạo nhưng chưa tiến hành giao hàng.
-
Doanh nghiệp
Bộ Công Thương giới thiệu giải pháp xác thực hàng chính hãng
11:29' - 29/07/2023
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, giải pháp xác thực hàng chính hãng tại địa chỉ Truyxuat.gov.vn giúp doanh nghiệp quản lý và thiết lập thông tin tem chống giả toàn diện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, ; Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.