Bộ Công Thương tiên phong trong cắt giảm thủ tục hành chính
Với mục tiêu chinh phục đỉnh cao mới, Bộ Công Thương xác định năm 2018 sẽ là năm bản lề và là bước ngoặt cho quá trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm.
Tuy nhiên, để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao cho năm 2018, Bộ Công Thương sẽ tập trung đi thẳng vào giải quyết những vấn đề được coi là "điểm nghẽn", là hạn chế của ngành. Cùng đó, phát huy những thuận lợi, kết quả tích cực đã đạt được trong những năm vừa qua nhằm tạo sức bật và bước phát triển mới.
Tiên phong trong cắt giảm thủ tục Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành công thương sáng 15/1 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Bộ Công Thương đã biết gạt bỏ lợi ích cục bộ, trở thành Bộ tiên phong trong việc cắt giảm thủ tục hành chính, năng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với đề xuất cắt bỏ hàng loạt thủ tục điều kiện kinh doanh. Thủ tướng cho hay, ngay trong sáng nay 15/1 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về việc cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh trong tổng số hơn 1.200 điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương.Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: Năm 2017, tất cả các chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành công thương đều thực hiện đạt và vượt; trong đó, nhiều chỉ tiêu có mức vượt, đóng góp tích cực vào kết quả đạt được trong bức tranh kinh tế - xã hội chung của cả nước.
Nổi bật là chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 9,4%. Theo đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng cao tăng 14,5%, là động lực chính cho tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trong năm 2017. Không dừng lại ở đó, đây cũng là năm đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam đã vượt mốc 200 tỷ USD, với mức tăng trưởng trên 21%, là mức tăng rất ấn tượng trong bối cảnh tăng trưởng thương mại toàn cầu vẫn đang ở mức thấp. Nhiều thị trường quay trở lại xu hướng bảo hộ trong nước, hạn chế nhập khẩu. Việc khai thác cơ hội từ cam kết hội nhập đã được thực hiện có hiệu quả hơn nhiều năm trước. Ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết Hiệp định thương mại tự do FTA đều ghi nhận tăng trưởng vượt trội. Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã được Bộ Công Thương tập trung xử lý và đạt được những kết quả cụ thể. Điển hình là việc thoái vốn rất thành công tại Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và đang tiến hành thoái vốn tại một số doanh nghiệp lớn như Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, PV Oil, PV Power. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã khẩn trương hoàn thiện Đề án xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành và triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Đến nay 5 nhà máy đã đi vào sản xuất, khắc phục dần thua lỗ, các dự án đều đã có lộ trình xử lý cụ thể... Theo ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), thực hiện Nghị quyết số 01/2018/NQ-CP của Chính phủ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã giao các đơn vị thuộc Bộ tiến hành rà soát, tập trung đề xuất các biện pháp mới hoặc đổi mới cách thức thực hiện các biện pháp hiện có để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất trong các lĩnh vực. Lắng nghe doanh nghiệp Để có thể thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ rất thách thức đặt ra cho năm 2018, ông Dương Duy Hưng đã nêu 3 bài học lớn là cần phải kiên trì, bám sát mục tiêu đề ra, bám sát diễn biến thị trường để có phản ứng, xử lý kịp thời. Cùng đó, phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương, lắng nghe doanh nghiệp, tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng đề ra. Đưa ra minh chứng cụ thể, ông Dương Duy Hưng cho biết, năm 2017 đã có lúc Bộ Công Thương, ngành công thương gặp phải rất nhiều khó khăn, cả từ trong quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu, đổi mới phương thức quản lý trong các lĩnh vực hoạt động của Bộ, đến những khó khăn trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là thời điểm tháng 4 - 5, thậm chí đến cả giai đoạn tháng 7 - 8, chỉ số tiêu thụ của nhiều ngành công nghiệp ở mức thấp, chỉ số tồn kho hàng hóa tăng, xuất khẩu ở nhiều thị trường tiếp tục gặp không ít khó khăn. Không những thế, quá trình tái cơ cấu, điều chỉnh các qui định quản lý trong các lĩnh vực của ngành công thương có thể nói còn gặp không ít nghi ngại... nhưng Bộ Công Thương vẫn bám sát mục tiêu đề ra từ đầu năm, nỗ lực triển khai và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, góp phần cải cách được cộng đồng doanh nghiệp và người dân ghi nhận, đánh giá cao. Ông Dương Duy Hưng cho rằng, nhất định phải cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp lớn thành các nhiệm vụ cụ thể, có lộ trình, thời hạn thực hiện cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị. Cùng với đó, việc theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo để kịp thời xử lý các vấn đề khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện cần được đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, các lãnh đạo các đơn vị trong ngành công thương quán triệt tinh thần đã được Thủ tướng Chính phủ nêu, đó là chủ trương 1, giải pháp 10 và quyết tâm 20. Đơn cử ngay trong quá trình tham gia xây dựng nội dung Nghị quyết số 01/2018 của Chính phủ, Bộ Công Thương đã tiến hành nghiên cứu và xác định những nội dung nhiệm vụ cụ thể để xây dựng Chương trình hành động. Trên cơ sở này, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 01 ngày 01/01/2018 về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 53/QĐ-BCT ngày 08/01/2018 ban hành để quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trong ngành Công Thương một cách thực chất, cụ thể trong năm 2018. Đặc biệt, theo ông Dương Duy Hưng phải lấy phát triển của doanh nghiệp làm mục tiêu và là trọng tâm của quá trình đổi mới, tái cơ cấu trong các lĩnh vực hoạt động, quản lý của ngành công thương. Bài học thành công từ chủ trương và từ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt thể hiện ở Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 35 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần được các đơn vị trong ngành phát huy và tập trung triển khai trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội, Chính phủ giao cho năm 2018, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm như: triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Điều này nhằm tạo sự chuyển biến căn bản và bền vững hơn cho khu vực thị trường trong nước, tiếp tục làm trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo.
Mặc khác, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành công thương một cách thực chất; thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu toàn ngành công thương cần tiếp tục đẩy mạnh việc tháo gỡ các khó khăn vướng mắc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Thủ tướng nhấn mạnh thêm việc Bộ Công Thương khẩn trương và tích cực tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước nhất là Tập đoàn, Tổng Công ty trong các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế để khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành công nghiệp trọng điểm quốc gia. Bởi theo Thủ tướng, đây vừa là giải pháp mang tính trước mắt nhằm tiết giảm chi phí quản trị, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, vừa là giải pháp lâu dài để đẩy mạnh tái cơ cấu, bảo đảm tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong những năm tiếp theo./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương kiện toàn bộ máy nhân sự
22:35' - 03/01/2018
Chiều 3/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì Lễ công bố, trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo cấp trưởng, phó nhiều đơn vị thuộc Bộ.....
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch chống buôn lậu dịp Tết Nguyên đán
17:31' - 28/12/2017
Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương vừa ban hành kế hoạch số 12082/KH-BCĐ389 về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp tục cắt giảm, bãi bỏ và sửa đổi bổ sung một loạt thủ tục hành chính
16:52' - 27/12/2017
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 4707 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách