Bổ sung cơ chế chính sách đặc thù giúp Nghệ An có thêm động lực phát triển
Ông Phạm Hồng Quang, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ an cho rằng, đây là những cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để Nghệ An phát triển, đặc biệt các huyện miền núi sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc. Đơn cử như cơ chế bổ sung “Tỉnh Nghệ An được phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 để đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An”.
Ông Phạm Hồng Quang cho biết thêm, Nghệ An vẫn còn là tỉnh nghèo, với 11 huyện miền núi, trong đó có 3 huyện thuộc diện huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ gồm Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Địa bàn các huyện miền núi này thường xuyên phải chịu nhiều tác động của thiên tai, lũ lụt; nguồn lực để hỗ trợ đầu tư phát triển vùng miền Tây Nghệ An, nhất là nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi,…) chưa đáp ứng yêu cầu; đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, nên cần nguồn lực đầu tư rất lớn. Khi cơ chế đặc thù được áp dụng để đầu tư các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An thì cũng cần thay đổi tư duy, khắc phục việc làm theo thói quen, lối mòn, chia nhỏ nguồn cho các địa phương, cần dành nguồn lực đầu tư tập trung, khép kín theo lộ trình, hoàn thành địa phương này sẽ triển khai tiếp địa phương khác. Làm như vậy mới đảm bảo hiệu quả cao của nguồn vốn, đồng thời khi thực hiện dự án phải dựa vào nhu cầu thực tế tại các huyện thụ hưởng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của nguồn vốn, cử tri Phạm Hồng Quang chia sẻ. * Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí trồng rừng thay thế thu từ các dự ánCử tri Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trong đó có cơ chế “Cho phép tỉnh được giữ lại và sử dụng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thu từ các dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh không có điều kiện tự trồng rừng thay thế phải nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh để thực hiện biện pháp lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên”.
Đây là cơ chế phù hợp, tạo điều kiện cho miền Tây Nghệ An có thêm tiềm lực để phát triển. Bởi hiện tại quỹ đất trống (đất chưa có rừng) đủ tiêu chí, điều kiện theo quy định để thực hiện trồng rừng thay thế của tỉnh rất manh mún, chủ yếu nằm ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện thi công khó khăn. Một số diện tích có điều kiện lập địa chủ yếu là núi đá không có cây hoặc tỷ lệ đá lẫn rất lớn không đủ tiêu chí để trồng rừng. Khó khăn này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dự án quan trọng quốc gia, dự án cấp thiết trên địa bàn tỉnh. Cử tri Hùng cho biết thêm: Hiện nay, toàn tỉnh Nghệ An có khoảng 72.113,8 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng có thể áp dụng biện pháp lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên để đảm bảo tiêu chí thành rừng mà không cần thiết phải thực hiện biện pháp trồng mới rừng. Việc cho phép tỉnh được giữ lại và sử dụng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thu từ các dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh không có điều kiện tự trồng rừng thay thế giúp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế trong trường hợp không bố trí được quỹ đất để trồng rừng thay thế, khắc phục hạn chế về quỹ đất trống của tỉnh không đủ tiêu chí, điều kiện để thực hiện trồng rừng thay thế.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù phát triển Nghệ An, Đà Nẵng
10:37' - 26/06/2024
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An kêu gọi đầu tư từ Vương quốc Anh vào các lĩnh vực tiềm năng
11:01' - 14/06/2024
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai bên, trước hết về văn hóa và kinh tế, thông qua kết nối của Đại sứ quán Việt Nam tại Anh để triển khai cụ thể.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.