Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng để phân cấp mạnh hơn
Ngày 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, về quan điểm sửa đổi luật, các luật được xây dựng rất tốt, đúng và phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ, Luật Đầu tư công 2019 đã đạt kết quả rất tích cực, được cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành đánh giá cao, nhưng do yêu cầu phát triển mới, thay đổi tư duy và phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, từ “quản lý” sang “quản lý cho kiến tạo phát triển”.
Do đó, Luật Đầu tư công cũng phải sửa đổi để phù hợp với xu thế mới, yêu cầu mới, không chỉ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thời gian qua mà còn tiếp tục khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc sửa đổi luật đã thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát; bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh tạo cơ chế “xin-cho”…
Các chính sách sửa đổi tại luật là các vấn đề “đã chín”, “đã rõ”, thực sự quan trọng, thực sự cấp bách và được kiểm nghiệm trên thực tế, đặt ra yêu cầu phải thể chế hóa tại luật.
Luật sửa đổi cũng kế thừa, phát huy các ưu điểm, thành quả của Luật Đầu tư công năm 2019, sửa đổi có chọn lọc, tránh gây xáo trộn lớn, tạo điều kiện triển khai luật ngay sau khi được Quốc hội ban hành.
Bên cạnh đó, luật sửa đổi lần này cũng phù hợp với hiến pháp và các luật liên quan, tạo môi trường pháp luật đồng bộ, liền mạch để thực hiện dự án đầu tư công thuận lợi.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn đều đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội, cũng như phát triển kết cấu hạ tầng tại Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030.
Luật Đầu tư công sửa đổi cũng tạo căn cứ pháp lý để áp dụng ngay cho quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.
Nếu luật không được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 thì Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 sẽ được xây dựng theo Luật năm 2019, nhưng thực hiện theo luật mới, không đồng bộ, phát sinh nhiều trường hợp chuyển tiếp, rất phức tạp trong quá trình thi hành.
Việc xây dựng luật không phải đến nay mới làm mà là kết quả của cả một quá trình đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Luật Đầu tư công năm 2019 trong triển khai thực tế, từ đó đề ra giải pháp tháo gỡ, phù hợp với yêu cầu quản lý trong tình hình mới.
Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngay từ khi bắt đầu đã khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung xây dựng dự thảo luật, đạt sự đồng thuận cao ngay từ đầu (tổ chức 20 cuộc tọa đàm, 4 hội nghị lấy ý kiến 63 địa phương và các đối tác phát triển, nhà tài trợ nước ngoài).
Đồng thời, tại Kết luận số 97/KL-TW, Trung ương đã quyết nghị giao Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật trong Kỳ họp thứ 8.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Quốc hội thông qua luật theo hình thức thay thế toàn bộ Luật Đầu tư công năm 2019, không phải là luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật năm 2019 do: Các nội dung sửa đổi tại dự thảo Luật Chính phủ đang trình Quốc hội là cần thiết, có cơ sở chính trị và cơ sở thực tiễn, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Bên cạnh đó, việc thay thế bằng luật mới sẽ bảo đảm thống nhất, đồng bộ, dễ thực hiện. Trường hợp chuyển thành hình thức luật sửa đổi, bổ sung một số điều thì vẫn không thay đổi số điều sửa đổi của luật, nhưng lại tồn tại song song 2 luật cùng có hiệu lực, rất khó khăn cho các đối tượng trong quá trình triển khai luật
Trường hợp thay đổi hình thức sửa đổi luật sẽ phải điều chỉnh lại hồ sơ, xây dựng lại dự thảo luật, trong khi đó thời gian còn lại của kỳ họp không đủ để thực hiện các nội dung này.
Về nâng quy mô vốn đầu tư công của các nhóm dự án. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tiêu chí dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên đã được quy định từ năm 1997 (trước khi có Luật Đầu tư công), được kế thừa và quy định tại Luật Đầu tư công năm 2014 và giữ nguyên tại Luật Đầu tư công năm 2019. Như vậy, sau 27 năm triển khai, tiêu chí này chưa được điều chỉnh.
Đến nay, trong bối cảnh quy mô nền kinh tế đã tăng hơn 10 lần so với năm 2000 và tăng hơn 2,5 lần so với năm 2013; tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2024 tăng gần 3 lần; trượt giá bình quân hằng năm từ năm 2000 khoảng 3%/năm và dự kiến hiệu lực của luật từ 5-10 năm thì việc nâng quy mô các nhóm dự án là phù hợp với thực tiễn và diễn biến vận động của nền kinh tế trong thời gian qua và phù hợp với yêu cầu trong thời gian tới.
Việc nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng để phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công, bảo đảm tính ổn định trong thực hiện luật, tránh việc phải điều chỉnh thường xuyên.
Đối với các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C, việc tăng quy mô vốn đầu tư công lên 2 lần là phù hợp với khả năng hoàn thành dự án theo thời gian bố trí vốn thực hiện dự án (dự án nhóm A 6 năm, nhóm B 4 năm, nhóm C 3 năm).
Trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội đã quyết nghị chủ trương đầu tư 10 dự án quan trọng quốc gia; trong đó có 9 dự án có quy mô trên 10.000 tỷ đồng . Trong số 9 dự án này, có 5 dự án có quy mô trên 30.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2026-2030, tổng hợp sơ bộ các dự án cần triển khai theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, có khoảng 40 dự án có quy mô trên 10.000 tỷ đồng; trong đó có khoảng 30 dự án có quy mô trên 30.000 tỷ đồng.
Như vậy, khi nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia lên mức trên 30.000 tỷ đồng thì số lượng dự án cần trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vẫn còn rất nhiều, chưa kể các dự án khác phát sinh trong kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương
19:44' - 09/10/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm trong việc giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 chi tiết cho từng dự án
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2024
20:36' - 08/10/2024
Chiều 8/10, tiếp tục Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030
19:58' - 24/08/2024
Các bộ, ngành, địa phương hiện đang triển khai xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp năng lượng, hạ tầng Trung Quốc
14:02'
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam bằng những dự án cụ thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Mười tháng, xuất siêu 23,31 tỷ USD
13:52'
Trong mười tháng năm 2024, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 64% tổng vốn FDI đăng ký cấp mới
12:53'
Đến ngày 31/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước
12:51'
CPI tháng 10/2024 đạt mức tăng 0,33% so với tháng trước; trong đó, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện các dự án
11:16'
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 6/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo “đột phá” trong giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công
11:04'
Một điểm “đột phá” quan trọng trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) là cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút 1,6 tỷ USD vốn FDI
11:00'
Tính chung 10 tháng năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1,6 tỷ USD vốn FDI, trong đó, đăng ký cấp mới 233 dự án với số vốn đạt trên 1,1 tỷ USD; 160 lượt tăng vốn đầu tư với 184 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Trần Huy Tuấn được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái
10:40'
với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt, ông Trần Huy Tuấn được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu có nhiều tín hiệu lạc quan
09:55'
Theo Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến nay, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt hơn 6,4 tỉ USD, tăng 11,71% so với cùng kỳ năm ngoái.