Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Quyết tâm tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới
Năm 2025, nước ta bước vào trong tâm thế mới, bản lĩnh, tự tin cùng khí thế quyết tâm cải cách, đổi mới, đột phá trong cả hệ thống chính trị, hướng tới đạt kết quả cao nhất Kế hoạch 5 năm 2021-2025, chào mừng Đại hội XIV của Đảng và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. Để hiểu rõ hơn những kế hoạch, giải pháp "đột phá" nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng xung quanh nội dung này.
Phóng viên: Bộ trưởng đã nhiều lần nhấn mạnh “tháo gỡ điểm nghẽn thể chế sẽ là “đột phá của đột phá”, vậy đâu là những điểm nghẽn thể chế mà chúng ta cần nhận diện? Những giải pháp, hành động để tạo “đột phá của đột phá” là gì, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật được xây dựng theo chủ trương, nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở pháp lý và môi trường thuận lợi để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, vẫn còn những tồn tại về thể chế cần tiếp tục được khắc phục để giải quyết điểm nghẽn của điểm nghẽn có nguyên nhân từ quy định của pháp luật. Theo đó, chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu về tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Một số đạo luật mới ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung. Một số quy định của Luật chưa thực sự đồng bộ, quá chi tiết, hoặc luật hóa các quy định của nghị định và thông tư, dẫn đến khó bảo đảm tính ổn định, lâu dài và xử lý kịp thời được những biến động thường xuyên thuộc trách nhiệm của Chính phủ và chính quyền địa phương. Thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật còn rườm rà; trong đó, thủ tục về đầu tư được quy định tại nhiều luật khác nhau như đất đai, xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, phòng cháy chữa cháy… Cùng với đó, các điều kiện đầu tư kinh doanh chưa thực sự rõ ràng, khó xác định và không thực sự cần thiết trong nhiều trường hợp; chính sách về sử dụng tài sản công, quyền sử dụng đất và tài sản có nguồn gốc từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực thi pháp luật vẫn là khâu yếu; dịch vụ công trực tuyến tuy đã được cải tiến nhưng chưa thuận tiện, thông suốt; việc phân cấp, phân quyền chưa thực sự triệt để, rõ trách nhiệm… Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp để tháo gỡ những vướng mắc, khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh phân cấp quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp…; ban hành các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù (về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý trong lĩnh vực quy hoạch, đất đai, môi trường) để tạo cơ chế đột phá thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển tại một số địa phương… Xác định thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, Bộ đã chủ động phát hiện và đề xuất tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn có nguyên nhân từ quy định của các Luật liên quan đến đầu tư sản xuất kinh doanh để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực. Cùng với đó, Bộ cũng đã đề xuất sửa đổi quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu theo hướng chuyển đổi phương thức từ “quản lý” sang “quản lý cho kiến tạo phát triển”, từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, đơn giản hóa trình, tự thủ tục, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm… Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, xin Bộ trưởng cho biết một số giải pháp sẽ được tiếp tục triển khai trong thời gian tới? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất tiếp tục triển khai thực hiện một số giải pháp. Trước hết là, tiếp tục rà soát quy định của các luật liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh (như Luật Xây dựng, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật Doanh nghiệp) có nội dung cần sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong đó, cần tập trung tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn tồn tại từ lâu chưa được giải quyết (bao gồm giải quyết vướng mắc đối với các dự án chưa được thực hiện theo đúng trình tự của pháp luật) để giải phóng ngay nguồn lực bị tồn đọng, trách lãng phí, từ đó đóng góp đáng kể cho tăng trưởng, sản xuất kinh doanh, thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho người lao động. Cùng với đó, nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vượt trội, bao gồm các chính sách đột phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia để tạo đột phá mạnh mẽ về môi trường đầu tư, tạo không gian phát triển mới và hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động thích ứng với các biến động trong tương lai… Đồng thời, tổng kết, đánh giá việc thí điểm các chính sách đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, quy hoạch, đầu tư, đất đai, môi trường… tại các địa phương để có cơ sở xây dựng, hoàn thiện chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu các mô hình kinh tế mới, các ngành, lĩnh vực mới, tạo động lực tăng trưởng mới; đi tắt đón đầu cùng xu thế phát triển của thế giới. Trước mắt, triển khai hiệu quả các đề án trung tâm tài chính quốc tế, khu vực, các khu thương mại tự do tại một số địa phương, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn… Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong các lĩnh vực xây dựng, đất đai, môi trường… cho các cơ quan, tổ chức phù hợp theo phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm nhằm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương, qua đó góp phần đẩy nhanh thủ tục thực hiện dự án. Mặt khác, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; rà soát, kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ hoặc thay thế quy định về điều kiện đầu tư đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không rõ ràng, không cần thiết, thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với thực tiễn, can thiệp sâu vào hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp… Ngoài ra, tăng cường hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, trong đó phát huy hiệu quả vai trò của các Ban chỉ đạo, Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp, coi việc tháo gỡ các vướng mắc là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; nêu cao tinh thần đồng hành, chia sẻ, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp. Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
21:30' - 27/01/2025
Việc triển khai Dự án trong thời gian qua có chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
21:20' - 27/01/2025
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ, dự án điều chỉnh bảo đảm đúng thời gian theo quy định của Luật Đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 93,06% kế hoạch
17:49' - 27/01/2025
Ước đến ngày 31/1, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý Nhà nước về kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hoá
21:49' - 15/04/2025
Ngày 15/4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT về tăng cường quản lý nhà nước với kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và Vinachem hợp tác toàn diện hướng tới tương lai công nghệ cao
20:56' - 15/04/2025
Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực họp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
20:03' - 15/04/2025
Khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào thì cơ quan, cấp, ngành, địa phương đó giải quyết, làm quyết liệt, không đùn đẩy trách nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công xây dựng khu tái định cư và khu nhà ở xã hội quy mô lớn tại Ninh Thuận
18:57' - 15/04/2025
Theo Chủ đầu tư dự án, dự án Khu đô thị mới Bờ sông Dinh có diện tích trên 37 ha, quy mô dân số 6.500 người.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
18:35' - 15/04/2025
Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Quyết định số 769/QĐ-TTg kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa chủ động phòng cháy rừng từ sớm, từ xa
18:16' - 15/04/2025
Trước diễn biến phức tạp của mùa khô, các cấp chính quyền và đơn vị chủ rừng ở Khánh Hòa đã chủ động vào cuộc từ rất sớm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tiếp cận kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do
18:15' - 15/04/2025
Bình Dương đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng và đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động phía Nam vẫn "thừa người - thiếu việc phù hợp"
17:48' - 15/04/2025
Sự gia tăng nhanh về số lượng người tìm việc cùng với thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp đã đặt ra các vấn đề mới trong kết nối cung - cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng: Dự kiến trung tâm của tỉnh mới sẽ đặt tại Ninh Kiều
17:34' - 15/04/2025
Sau khi sáp nhập, tổng diện tích của thành phố Cần Thơ sẽ vượt 6.400km2, dân số trên 4 triệu người và có 99 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 30 phường và 69 xã.