Mở rộng vai trò khu vực tư nhân tại công trình hạ tầng chiến lược
Theo đó, để phát triển kinh tế tư nhân đòi hỏi phải tháo gỡ các điểm nghẽn kéo dài về pháp lý, chính sách và môi trường đầu tư - kinh doanh. Đặc biệt, tại các dự án hạ tầng - đặc biệt là giao thông, logistics nên mạnh dạn mở rộng hơn nữa vai trò của khu vực tư nhân.
Đây là kỳ vọng của các đại biểu tại tọa đàm "Đột phá trong cải cách thể chế để kinh tế tư nhân bứt phá" do Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam và Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 30/5.
Theo ông Phạm Nguyễn Toan, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam, tinh thần cốt lõi của Nghị quyết số 68-NQ/TW chính là đặt doanh nghiệp tư nhân vào vai trò đối tác chiến lược của Nhà nước - cùng kiến tạo phát triển xã hội. Chính sách mới không nhìn doanh nghiệp như đối tượng bị quản lý, mà là chủ thể đồng hành, chia sẻ trách nhiệm và cùng kiến thiết tương lai. “Doanh nghiệp tư nhân không còn đứng ngoài các công trình hạ tầng chiến lược, mà hoàn toàn có thể trở thành lực lượng làm chủ các công trình trọng điểm quốc gia nếu được tin tưởng trao trọng trách với cơ chế phù hợp. Đây chính là tinh thần nhất quán của Nghị quyết 68 khi khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực then chốt nếu đủ điều kiện”, ông Phạm Nguyễn Toan nhấn mạnh. Thống kê sau gần 40 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc với trên 940.000 doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh, đóng góp khoảng 50% GDP và tạo việc làm cho trên 80% lực lượng lao động cả nước. Điều này một lần nữa khẳng định kinh tế tư nhân chính là trụ cột kiến tạo tăng trưởng, dẫn dắt đổi mới và mở rộng không gian phát triển quốc gia. Song, vấn đề mà các đại biểu và chuyên gia đã đặt ra là làm thế nào tháo gỡ điểm nghẽn thể chế đã kìm kẹp sự phát triển của kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân hiện nay để kinh tế tư nhân thực sự làm tròn vai trò lịch sử là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Khôi, việc đầu tiên phải giải quyết điểm nghẽn thế chế và đảm bảo các quyền để khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Đơn cử cần tháo gỡ triệt để những nút thắt về thủ tục hành chính. Hiện Chính phủ chỉ đạo cắt giảm 30%, tuy nhiên những lĩnh vực phải cắt giảm nhiều hơn, trong đó có bất động sản. Nếu vẫn có những thủ tục phải mất hơn 2 năm mới xong thì sẽ triệt tiêu hết cơ hội cũng như động lực bứt phá.
Ngoài ra, với những công trình mang tính chất đặc biệt, liên quan đến quốc phòng - an ninh, Nhà nước cần nắm vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, đối với các dự án hạ tầng - đặc biệt là giao thông, logistics nên mạnh dạn mở rộng hơn nữa vai trò của khu vực tư nhân. Bởi nhiều công ty Nhà nước đang gặp hạn chế về cả năng lực tài chính lẫn nhân sự, trong khi khu vực tư nhân với ưu thế về quản trị, quản lý dòng vốn và triển khai, hoàn toàn có thể làm tốt hơn dưới sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước. Đồng quan điểm này, GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cho rằng, GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, bất động sản là một trong những lĩnh vực trụ cột, tạo nền tảng cho các ngành nghề, lĩnh vực khác phát triển. Bởi vậy, các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực cần được tháo gỡ, khơi thông các nguồn lực để thúc đẩy phát triển. “Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, kinh tế Việt Nam rất mở, hội nhập nhưng cần lưu ý đến câu chuyện nội lực. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi vừa qua chúng ta cũng thấy khi dòng vốn FDI bị ảnh hưởng bởi tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Lúc này khu vực kinh tế tư nhân càng cần thể hiện được vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế”, GS. TS. Hoàng Văn Cường lưu ý. Để cách thể chế một cách thực chất, mạnh mẽ và đồng bộ, nhằm khơi thông nguồn lực của doanh nghiệp tư nhân, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, việc sửa đổi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Phá sản là hết sức cần thiết, đồng thời tiến tới xây dựng Luật Kinh tế tư nhân theo kinh nghiệm thực tiễn và tham khảo mô hình của Trung Quốc nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, hiện đại cho khu vực này phát triển.Theo vị chuyên gia này, song song với các giải pháp trên cần triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ thiết thực về tiếp cận đất đai, vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển doanh nghiệp tư nhân lớn và doanh nghiệp dân tộc. Đồng thời hỗ trợ nâng cấp hộ kinh doanh thành doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thực tế gần đây một số doanh nghiệp tư nhân đã đề xuất tham gia đầu tư nhiều dự án trọng điểm quốc gia như Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Theo ông Phạm Nguyễn Toan, điều này khẳng định, doanh nghiệp tư nhân không còn đứng ngoài các công trình hạ tầng chiến lược, mà hoàn toàn có thể trở thành lực lượng làm chủ các công trình trọng điểm quốc gia nếu được tin tưởng trao trọng trách với cơ chế phù hợp. Đây chính là tinh thần nhất quán của Nghị quyết số 68-NQ/TW khi khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực then chốt nếu đủ điều kiện. Cũng tại buổi toạ đàm, các đại biểu tập trung thảo luận xoay quanh những vấn đề của cuộc cách mạng cải cách thể chế - yếu tố giữ vai trò then chốt trong thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá. Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà khoa học cũng trao đổi và gợi mở những giải pháp để xóa bỏ rào cản, tháo gỡ triệt để nút thắt tiếp cận nguồn lực đất đai, hướng tới phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam. Theo đó, các ý kiến chỉ ra rằng, khi chuyển từ tư duy "xin - cho" sang cơ chế "trao quyền - bảo vệ quyền - đồng hành cùng phát triển", Nhà nước mới có thể giải phóng được nguồn lực xã hội, khơi dậy sáng kiến và khát vọng làm giàu chính đáng trong từng doanh nghiệp, từng con người. Việc bảo đảm quyền tài sản, quyền kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng… vừa là vấn đề kinh tế mà vừa vấn đề thể chế hóa Nghị quyết số 68-NQ/TW.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực tư nhân
16:46' - 27/05/2025
Điều cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng không chỉ là sự ra đời của sandbox, mà là cách nó được triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW
13:44' - 18/05/2025
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống
11:11' - 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)
12:54'
Ngày 22/7/2025, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung đã ký ban hành Công văn "Về việc thông báo chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)".
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải đường sắt thông suốt, hành khách cần di chuyển đến nhà ga sớm
12:31'
Hiện ngành đường sắt chưa ghi nhận ảnh hưởng kết cấu hạ tầng do cơn bão số 3, vận tải thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở cửa sân bay Vân Đồn và Cát Bi từ 12 giờ trưa 22/7
12:27'
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng cho hay, hiện tại, các cảng hàng không này đã đáp ứng điều kiện tiếp nhận tàu bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đã dừng tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Nam Ninh (MR1)
09:44'
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ngành đường sắt đã dừng tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Nam Ninh (MR1). Các tuyến tàu khác đang được khai thác bình thường.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng không điều chỉnh lịch khai thác tại sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân ngày 22/7
09:35'
Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn từ 23 giờ ngày 21/7/2025 đến 12 giờ ngày 22/7/2025; Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi từ 23 giờ ngày 21/7/2025 đến 12 giờ ngày 22/7/2025
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng ban hành kế hoạch nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
08:51'
Thủ tướng vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
22:13' - 21/07/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 21/7/2025 về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chỉ đạo đảm bảo an toàn các công trình xây dựng, nhà ở, công sở
21:59' - 21/07/2025
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố chỉ đạo các nhà thầu thực hiện phương án phòng chống thiên tai, lụt, bão theo phương châm 4 tại chỗ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh tạo thuận lợi cho Samsung Việt Nam phát triển kinh doanh
21:49' - 21/07/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn khẳng định, Bắc Ninh cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho Samsung Việt Nam trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh tại địa phương.