Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tận dụng tối đa dư địa xuất khẩu và lợi thế từ FTA
Năm 2024 có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện các mục tiêu Kế hoạch 5 năm (2021-2025) trong bối cảnh được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, bởi nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng chung toàn cầu.
Trong khi đó, tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới tuy có phục hồi nhưng còn chậm và tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, rủi ro. Để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao, ngành công thương sẽ phải nỗ lực vượt bậc.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN xung quanh giải pháp hoàn thành nhiệm vụ của ngành.
Phóng viên: Hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2023 diễn ra khá sôi động và hiệu quả; trong đó, không thể thiếu việc tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại. Bộ trưởng cho biết Bộ đã thể hiện vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này ra sao? Bộ trưởng có thể gợi ý những cơ hội nào cần được tận dụng và những thách thức nào cần phải vượt qua trong năm 2024?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Xúc tiến thương mại với nòng cốt là Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đã được triển khai có hiệu quả với định hướng đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, tăng cường tận dụng cơ hội từ thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đẩy mạnh xúc tiến thương mại liên kết vùng, miền.
Qua đó, mang tính bền vững, cân bằng hơn, đảm bảo thị trường ổn định, lâu dài cho hoạt động xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đồng thời, tìm hiểu, tiếp cận, kết nối với thị trường, đối tác mới, tận dụng được lợi thế từ FTA, tăng cường kết nối thị trường quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Năm 2024, bối cảnh tình hình thế giới được dự báo tiếp tục có những chuyển biến phức tạp, khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của biến động từ bên ngoài trong bối cảnh rủi ro, thách thức còn rất lớn với triển vọng kinh tế thế giới trong năm tới.
Do vậy, để có thể tận dụng tốt cơ hội và chủ động đối mặt với thách thức trong năm 2024, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu với thị trường trọng điểm. Đặc biệt, tận dụng tối đa dư địa xuất khẩu và phát huy hiệu quả các FTA.
Mặt khác, Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại tại thị trường mới, thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp chưa trực tiếp triển khai được; ưu tiên đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin thị trường, cơ hội giao thương nhằm tăng thị phần tại thị trường truyền thống và khai thác thị trường mới còn nhiều dư địa.
Đặc biệt, tăng cường hỗ trợ xây dựng và triển khai xúc tiến thương mại tập trung, quy mô lớn, mang tính liên kết vùng cho sản phẩm, ngành hàng có thế mạnh của vùng tại các thị trường mục tiêu. Cùng đó, chú trọng phối kết hợp nguồn lực từ hoạt động xúc tiến và từ cơ quan bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế…; kết hợp có hiệu quả xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, văn hóa, du lịch...
Ngoài ra, Bộ triển khai hiệu quả việc phát triển thương hiệu quốc gia, thương hiệu ngành hàng, thương hiệu sản phẩm thông qua tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam kỳ thứ 9 năm 2024. Bên cạnh đó là quảng bá sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong nước và nước ngoài; hoạt động nâng cao năng lực xúc tiến thương mại gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu ở 3 cấp độ (thương hiệu quốc gia, thương hiệu ngành hàng, thương hiệu sản phẩm) gắn với chỉ dẫn địa lý.
Việc này để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển xuất khẩu bền vững giúp doanh nghiệp Việt Nam từng bước tham gia sâu vào những khâu có giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn nữa, Bộ Công Thương đẩy mạnh hợp tác đa phương trong khuôn khổ các tổ chức mà Bộ Công Thương là thành viên.
Cụ thể như: Trung tâm ASEAN – Nhật Bản, Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc, Diễn đàn Xúc tiến thương mại châu Á (ATPF) để củng cố và khẳng định vai trò tham gia của Bộ tại hoạt động đa phương. Thúc đẩy ký kết các Biên bản ghi nhớ (MOU) trong lĩnh vực xúc tiến thương mại đã được khởi động đàm phán hoặc đã thống nhất nội dung với Cơ quan xúc tiến thương mại nước ngoài (Australia, Chilê…).
Bộ cũng sẽ cung cấp thông tin thị trường và hoạt động nâng cao năng lực triển khai xúc tiến thương mại trên nền tảng số cho địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Phóng viên: Hiện nay, các vụ lừa đảo thương mại xuất khẩu ngày càng nhiều, các nước cũng tăng cường dựng lên những rào cản thương mại… Bộ trưởng có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu trong năm 2024?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Với chủ trương đúng đắn của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu đã trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam hiện đã trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Cùng với đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Tính đến tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 240 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài từ 24 thị trường. Các mặt hàng bị điều tra tương đối đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: tủ gỗ, gỗ dán, pin năng lượng mặt trời, tôm, cá tra và basa, máy xịt rửa áp lực cao… đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, giấy bọc thuốc lá, hạt nhựa EPS, mật ong…. Riêng năm 2023, các nước đã khởi xướng điều tra 13 vụ việc mới với ta bên cạnh rà soát các vụ việc cũ.
Để giảm nguy cơ và tác động tiêu cực của vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời, tìm hiểu quy định pháp luật, thực tiễn điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu.
Doanh nghiệp phải theo dõi thông tin cảnh báo sớm để đề ra chiến lược xuất khẩu phù hợp cho từng giai đoạn; thiết lập kênh thông tin với đối tác nhập khẩu, hiệp hội, ngành hàng để kịp thời cập nhật, xử lý vụ kiện, tình huống phát sinh.
Bên cạnh đó, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng, hạn chế việc cạnh tranh bằng giá; nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm, tăng cường sử dụng nguyên liệu được sản xuất trong nước hoặc từ nguồn cung cấp không bị nước nhập khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản phẩm được tạo ra tại doanh nghiệp.
Mặt khác, triển khai hệ thống quản lý, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, minh bạch, có sự liên kết giữa dữ liệu dựa trên hóa đơn nguyên vật liệu; duy trì hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế, lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng từ để có thể chứng minh không lẩn tránh khi bị điều tra. Đặc biệt, tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ; không tiếp tay cho hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; phối hợp với Bộ Công Thương ngăn chặn hành vi giả mạo, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Đáng lưu ý, trước khi thực hiện hợp đồng, cần trao đổi kỹ với đối tác nhập khẩu để đánh giá rủi ro về khả năng bị điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nếu sản phẩm xuất khẩu hoặc một phần nguyên liệu sử dụng đến sản xuất sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa đã bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, có thể đề nghị đối tác nhập khẩu sử dụng cơ chế xác định trước xuất xứ (nếu có).
Khi bị nước nhập khẩu điều tra, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, doanh nghiệp xây dựng chiến lược xử lý vụ việc thống nhất, xuyên suốt, bố trí nguồn lực xử lý vụ việc; phối hợp đầy đủ, toàn diện, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài. Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xử lý vụ việc để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
Phóng viên: Vậy, Bộ trưởng kỳ vọng điều gì trong năm 2024?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 với nhiệm vụ nặng nề là phấn đấu cao nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong bối cảnh các năm đầu của kỳ kế hoạch gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 và biến động địa chính trị toàn cầu.
Trên cơ sở đánh giá toàn diện bối cảnh tình hình, Đảng và Chính phủ đã đề ra định hướng và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu của năm 2024 là tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiên trì mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo cân đối lớn, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất kinh doanh thời gian tới. Các tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá và dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2024.
Chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024, góp phần quan trọng kích cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước và có tác động tích cực đến phát triển sản xuất ở một số ngành như: thép, vật liệu xây dựng, cơ khí... Nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được triển khai tích cực, đồng bộ trong năm 2023 là tiền đề quan trọng giúp cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh năm 2024. Việc nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, điều hành linh hoạt nhiều đợt giảm lãi suất, tiếp tục áp dụng chính sách giảm thuế, phí,… sẽ có tác động tích cực trong thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng năm 2024.
Hoạt động xuất khẩu bắt đầu xuất hiện tín hiệu phục hồi tích cực từ các tháng cuối năm 2023. Năm 2024, cùng với việc khai thác tốt các hiệp định FTA hiện có, việc kết thúc đàm phán, triển khai các hiệp định FTA với thị trường mới như Israel, UAE sẽ tiếp thêm cơ hội thúc đẩy thương mại, đầu tư và nhất là xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, quan hệ chính trị tốt đẹp và được củng cố, nâng cấp với đối tác lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU sẽ là những tiền đề quan trọng để hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư được mở rộng.
Đặc biệt, việc nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư theo hướng chú trọng đổi mới, sáng tạo, đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia cũng tạo thêm cơ hội nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu giá trị cao của Việt Nam. Tuy nhiên, là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của những biến động từ bên ngoài trong bối cảnh rủi ro, thách thức còn rất lớn đối với triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2024 như đã phân tích ở trên.
Những thách thức đó đòi hỏi toàn ngành không được lơ là, chủ quan mà phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động sản xuất, cung cầu, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước để kịp thời tham mưu, triển khai giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong năm 2024 cũng như cả giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi liên quan đến kinh doanh thuốc lá
17:59' - 02/01/2024
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 43/2023/TT-BCT sửa đổi Thông tư 57/2018/TT-BCT hướng dẫn các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương dừng cấp phép xuất, nhập khẩu các chất HFC
20:00' - 28/12/2023
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Kể từ 1/1/2024, việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu các chất HFC thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34'
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15'
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28'
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38'
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.