Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
Chiều 3/7 theo giờ địa phương, tại thủ đô Berlin của Đức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức (BMWK) Stefan Rouenhoff đã ký Tuyên bố chung thiết lập Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đức, dưới sự chứng kiến của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, tuyên bố chung là văn kiện quan trọng, chính thức nâng cấp quan hệ hợp tác năng lượng giữa hai nước lên tầm Đối tác Năng lượng (Energy Partnership), định hình khuôn khổ hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải hướng tới trung hòa carbon, tăng cường an ninh năng lượng và mở rộng hợp tác doanh nghiệp. Các lĩnh vực ưu tiên bao gồm hoàn thiện chính sách, phát triển năng lượng tái tạo (điện gió ngoài khơi, điện Mặt Trời, hydro xanh), số hóa ngành điện, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, hiện đại hóa lưới điện và hỗ trợ khử carbon đối với các ngành khó giảm phát thải.
Cơ chế triển khai Đối tác Năng lượng sẽ bao gồm việc tổ chức Ủy ban Chỉ đạo cấp cao hằng năm, thành lập các nhóm công tác kỹ thuật, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, nghiên cứu và kết nối doanh nghiệp; qua đó làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác năng lượng giữa hai nước và đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững.
Ngay sau lễ ký Tuyên bố chung, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có cuộc làm việc song phương với Quốc vụ khanh Stefan Rouenhoff. Hai bên đánh giá quan hệ thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam – Đức đang phát triển tích cực, còn nhiều dư địa để mở rộng trong bối cảnh chuyển đổi xanh. Đức hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Âu và là cửa ngõ quan trọng đưa hàng hóa Việt vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), phù hợp với định hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Đức.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chia sẻ tầm nhìn phát triển năng lượng dài hạn của Việt Nam theo Quy hoạch Điện VIII, trong đó đến năm 2030, công suất nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm 47–53%, bao gồm 46–73 GW điện Mặt Trời và 32–55 GW điện gió (gồm 6 GW điện gió ngoài khơi vào 2030 và thêm 17 GW vào năm 2035). Việt Nam mong muốn hợp tác sâu rộng với Đức trong nhiều lĩnh vực như hydro xanh, đào tạo nhân lực và phát triển hệ sinh thái năng lượng Việt – Đức, có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước.
Quốc vụ khanh Rouenhoff khẳng định Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã góp phần nâng tầm quan hệ thương mại song phương và cam kết phối hợp triển khai hiệu quả, đồng thời ủng hộ việc sớm hoàn tất Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA). Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, và thống nhất tổ chức Phiên họp lần thứ 3 Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Đức tại Việt Nam vào cuối năm nay.
Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã tham dự Tọa đàm về hỗ trợ của Đức trong phát triển các trung tâm năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Chương trình do Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức tổ chức, với sự tham gia của các doanh nghiệp năng lượng đang triển khai dự án tại Việt Nam như Enertrag, Enercon, RENAC, Neuman & Esser, GEO, WPD. Tại tọa đàm, các doanh nghiệp Đức trình bày tiến độ thực hiện dự án và các định hướng hợp tác trong tương lai, đồng thời nêu một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Đức, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết hiện tại Việt Nam đang bước sang kỷ nguyên mới: “Kỷ nguyên vươn mình”, kỷ nguyên của tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại - đầu tư với các đối tác, trong đó có Đức và EU. Việc ký thỏa thuận hợp tác thiết lập quan hệ Đối tác Năng lượng với Đức đã nâng cấp quan hệ hai bên trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, qua đó mở ra khuôn khổ hợp tác mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp của Đức tham gia đầu tư, kinh doanh, hợp tác về khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo.
Chủ tịch HĐQT kiêm CEO của tập đoàn năng lượng Đức GEO, ông Franz – Josef Claes, sẽ tới Việt Nam vào tháng 8. Ông cho rằng Việt Nam là thị trường đang phát triển rất mạnh, cần nhiều hàng hóa và công nghệ. Để có lực lượng lao động tay nghề cao, bước đầu tiên GEO sẽ thành lập trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật và kỹ sư phục vụ chuyên ngành về năng lượng tái tạo. Tiếp đó, tập đoàn này sẽ chuyển giao các công nghệ để Việt Nam có thể làm chủ và không bị phụ thuộc vào nước ngoài.
Ông Đào Quang Vinh - Cố vấn cấp cao của tập đoàn GEO - cho biết các doanh nghiệp Đức rất muốn đưa công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất vào Việt Nam, đặc biệt là công nghệ về năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam chưa có đủ nguồn nhân công chất lượng cao và được đào tạo bài bản. Chính vì vậy, GEO sẽ là tập đoàn tiên phong trong việc tạo dựng một cơ sở đào tạo nhân lực chuyên về ngành điện gió để cung cấp cho Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam, Đức nhất trí thúc đẩy đối thoại và hợp tác
07:58' - 03/07/2025
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Đức Bodo Ramelow tại trụ sở Quốc hội liên bang Đức.
-
Ô tô xe máy
Từ người trung thành với xe sang của Đức chuyển sang chủ nhân 2 đời VF 9
15:28' - 02/07/2025
Từ một người chỉ chuộng xe sang Đức, anh Thịnh Văn Hạnh (Hà Nội) trở thành tín đồ của hãng xe Việt sau hai lần lựa chọn VinFast VF 9.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30' - 04/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09' - 04/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41' - 04/07/2025
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23' - 04/07/2025
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38' - 04/07/2025
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.