Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Chuẩn bị điều kiện để mở cửa du lịch quốc tế an toàn
Ngày 24/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì Hội thảo “Thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 20 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tham dự hội thảo và đóng góp ý kiến có đại diện các Bộ: Quốc phòng, Y tế, Ngoại giao, Giao thông vận tải…; Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV); Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia (TAB); Hiệp hội Du lịch Việt Nam; các địa phương, chuyên gia và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết: Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đã có đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, ngành du lịch đóng góp 10% vào GDP cả nước, là ngành kinh tế được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, ngành du lịch chịu tác động nặng, tổn thất hết sức nặng nề, ngành này bị "đóng băng", "xuống đáy".Tuy vậy, trước sự nỗ lực cao, quyết tâm lớn cùng việc tìm kiếm các giải pháp có tính khả thi, đưa du lịch trở lại, thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm hướng đi cho ngành.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Đã có thời điểm, toàn ngành rà soát, chuẩn bị như một chiếc “lò xo nén” đợi thời cơ "bật lên"; cơ cấu lại nền du lịch, tái cấu trúc các loại hình hoạt động, đào tạo lại đội ngũ phục vụ trong ngành, thực hiện chủ trương chuyển hướng sang du lịch nội địa, coi đây là “bệ đỡ” khi du lịch quốc tế chưa mở cửa.
Thời gian gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã tạo ra luồng gió mới, tia sáng tích cực, được Chính phủ cho phép thí điểm đón khách quốc tế. Gần hai tháng qua, có khoảng 9.000 lượt khách quốc tế tới Việt Nam. Điều này đã cho thấy Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện, mến khách. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định: Mặc dù, thời gian triển khai chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến chưa dài, lượng khách du lịch quốc tế đến chưa nhiều, nhưng những kết quả tích cực bước đầu đó đã minh chứng Việt Nam là điểm đến du lịch “an toàn, hấp dẫn”, khẳng định năng lực “thích ứng an toàn, linh hoạt” của ngành du lịch.Đó cũng là căn cứ quan trọng để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất Chính phủ cho phép chuẩn bị mở cửa hoàn toàn đón khách du lịch quốc tế, góp phần nhanh chóng phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng góp phần phát triển bền vững ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Dự báo, với tỷ lệ tiêm vaccine vào top 10 thế giới, chủ trương của Chính phủ về "chiến dịch mùa xuân tiêm chủng" đến ngày 30/3/2022 liều vaccine phòng COVID-19 thứ 3 bao phủ toàn dân thì đây chính là cơ hội để mở cửa hoàn toàn thị trường...
Do đó, từ nay đến cuối tháng 3/2022, các bên liên quan cần nỗ lực chuẩn bị điều kiện để đón khách một cách thuận lợi, chắc chắn để cánh cửa du lịch quốc tế mở nhưng vẫn đảm bảo an toàn… Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất lộ trình và giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế như sau: Từ nay đến ngày 30/4/2022, sẽ tiếp tục chương trình thí điểm giai đoạn 2. Từ ngày1/5/2022, Việt Nam mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch đến (inbound) và đưa khách đi du lịch nước ngoài (outbound) qua các tất cả các cửa khẩu quốc tế trong bối cảnh bình thường mới. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Đây là thời gian thích hợp để mở cửa thu hút khách du lịch quốc tế vì: Việc triển khai chậm hơn thời gian trên sẽ làm giảm sức hấp dẫn, thu hút khách quốc tế của du lịch Việt Nam trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực cũng đang chuẩn bị ban hành kế hoạch mở cửa, khôi phục du lịch quốc tế.Từ nay đến thời điểm thực hiện là thời gian vừa đủ để các Bộ, ngành liên quan điều chỉnh các quy định và ban hành hướng dẫn triển khai theo chức năng.
Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch kịp hoàn thiện và triển khai kế hoạch truyền thông, xúc tiến quảng bá, kết nối thị trường và chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế vào dịp cao điểm (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau).
Mặt khác, tháng 5/2022 là thời điểm Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 (SEA Games 31), việc công bố sớm thời điểm mở cửa hoạt động du lịch quốc tế sẽ góp phần gia tăng thu hút khách du lịch đến từ các nước trong khu vực ASEAN, địa bàn đã có mức độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tương đối cao… Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp với Bộ triển khai hiệu quả Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tiến tới mở cửa hoàn toàn các hoạt động du lịch quốc tế từ ngày 1/5/2022; cho phép khôi phục lại chính sách miễn thị thực đối với các thị trường du lịch quốc tế đã được áp dụng trước năm 2020 và áp dụng thị thực điện tử đối với khách du lịch như trước đây… Tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng, nên mở cửa hoàn toàn du lịch sớm hơn mốc 1/5/2022. Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam khẳng định, việc mở cửa du lịch là vấn đề sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam. Ông cho rằng ngành đã thực hiện chương trình thí điểm rất tốt, việc chống dịch COVID -19 đã tốt hơn nhiều, tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mức cao, tạo niềm tin lớn nên có thể mở cửa chính thức ngay mà không cần tiếp tục thí điểm nữa.Ông Vũ Thế Bình đề nghị việc cấp bách cần làm ngay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần triển khai chương trình xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ ở trong nước và ngoài nước…
Nhiều ý kiến cũng đề cập đến việc cần xem xét lại quy định kết quả test PCR âm tính 72 giờ trước khi du khách lên máy bay; cần có quy trình y tế thống nhất để xử lý khi du khách là F0 vào Việt Nam; chuẩn bị điều kiện y tế chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu điều trị của khách nước ngoài mắc COVID-19 có thu phí thông qua y tế tư nhân.../.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch Tết Nhâm Dần: Hé mở những kỳ vọng mới
09:13' - 23/01/2022
Trong dịp Tết Nguyên đán, điểm đến được lựa chọn nhiều của du khách Hà Nội vẫn là các tour miền núi phía Bắc ngắm hoa đào, hoa mận, mơ kết hợp vui Tết cùng đồng bào dân tộc.
-
Đời sống
Quy hoạch hệ thống du lịch là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022
20:10' - 21/01/2022
Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của du lịch Việt Nam trong năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hồ chứa nước chống hạn của Bình Thuận
13:05'
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay một số công việc liên quan đến thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét đã hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí
11:43'
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật có những chính sách mạnh hơn cho các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà có thể giảm xuống 5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cầu Rạch Đỉa kết nối khu Nam Tp. Hồ Chí Minh
10:24'
Sáng 28/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức thông xe, đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Đỉa, vượt tiến độ 1 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
10:12'
Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt trước “làn sóng” thương mại điện tử xuyên biên giới
09:17'
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shopee, Lazada, TikTok Shop cùng Temu và Shein của Trung Quốc... hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.