Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Xuất khẩu nông sản vẫn có dư địa tăng trưởng
Năm 2020, toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng đạt từ 2,91% đến 3%; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 41,5 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về những giải pháp ngành sẽ đưa ra để đạt được mục tiêu trên.
Phóng viên: Năm 2020 là năm có ý nghĩa quan trọng, bứt phá, về đích hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, Bộ trưởng nhận định thế nào về năm nay? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trước hết, phải xác định năm 2020 sẽ không nhiều thuận lợi cho ngành nông nghiệp. Không phải ngẫu nhiên ngành được tổng kết sớm, bởi để ngành tập trung chỉ đạo sản xuất ngay từ vụ đầu tiên là vụ Xuân của miền Bắc, ứng phó với mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong vụ Đông Xuân. Bên cạnh đó, dịch tả lợn châu Phi tuy xuống đáy nhưng chưa an toàn. Sâu keo mùa thu năm ngoái đã xuất hiện lần đầu tiên trên 14 tỉnh thành, năm nay sẽ phải tiếp tục ứng phó với việc loài sâu này có khả năng quay trở lại.Thị trường nông sản tiếp tục có sự canh tranh ngay gắt vì chiến tranh thương mại; trong đó, có nông sản. Các quốc gia đều muốn phát triển nông sản tại chỗ, điều này gây áp lực cho các nước xuất khẩu nông sản; trong đó có Việt Nam.
Phóng viên: Vậy dựa vào điểm gì để ngành có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu của năm 2020? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn tìm thấy dư địa phía trước, mặc dù năm 2020 ngành tiếp tục phải đối diện với thách thức lớn nhất là thị trường.Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP chính thức giao nhiệm vụ kim ngạch xuất khẩu cho ngành, ngành xác định sẽ bàn và giao nhiệm vụ cho các đơn vị để có sự phối hợp tốt với các địa phương, thành phần kinh tế để phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42 tỷ USD trở nên.
Đây là mục tiêu khó, nhất là trong bức tranh toàn cầu đang có sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường.Nhưng với quyết tâm cao nhất, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và người dân, ngành nông nghiệp cố gắng cao nhất để đạt được con số trên.
Phóng viên: Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã về đích sớm, vậy trong giai đoạn tới, ngành sẽ đặt mục tiêu tiếp theo như thế nào, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã về đích trước gần 2 năm và vượt 4% nhưng chúng ta không chủ quan, lạc quan với đà này thì sẽ sớm làm xong nông thôn mới. Năm 2020, chúng ta xây dựng hai nhóm mục tiêu lớn. Với những xã đã đạt 19 tiêu chí phải củng cố hơn nữa; trong đó có 2 nhóm trụ cột là đi vào tập trung thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.Đây mới là hồn của nông thôn mới, có kinh tế phát triển mới có đời sống ấm no nâng lên. Hai là tập trung nhiều vào môi trường sản xuất, môi trường sinh hoạt để xứng đáng là nông thôn mới.
Với những xã chưa hoàn thành, cả hệ thống chính trị tiếp tục phải dồn lực đi đôi với xây dựng thiết chế hạ tầng, sản xuất, môi trường.Những chỗ còn lại là những chỗ khó nhất và ngày càng bỏ xa khoảng cách là không được. Chính vì thế, chúng ta phải tập trung cho hai nhóm cơ bản trên.
Phóng viên: Vậy để thực hiện được hai nhóm mục tiêu lớn trên, theo Bộ trưởng Chương trình cần có sự đầu tư như thế nào? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Rút kinh nghiệm 10 năm qua, Bộ đang tập hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương...Theo đó, Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ tập trung nguồn lực đầu tư của Nhà nước nhiều hơn so với giai đoạn vừa qua. Bởi, câu trả lời đã cho thấy Nhà nước đầu tư 1 đồng đã thu hút sự đầu tư của xã hội 10 đồng.
Cùng với đó, các thiết kế hạ tầng cần chăm lo nhiều hơn để đưa đời sống người dân vùng nông thôn ở tỷ lệ ngang bằng với đô thị. Tuy nhiên, nguồn lực chỉ làm một phần, phương thức phân bổ, ưu tiên vùng miền, huy động tổng lực… là những vấn đề cần làm tốt hơn, đồng đều hơn. Phóng viên: Với ngành chăn nuôi, Bộ trưởng sẽ có định hướng gì để phát triển lĩnh vực này sau ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ngành rút ra rất nhiều bài học sau thời gian bị bệnh dịch tả lợn châu Phi.Đầu tiên là an ninh lương thực phải luôn coi là nhiệm vụ số 1 trong tổ chức sản xuất nông nghiệp. Mặc dù đến nay, khối lượng lợn phải tiêu hủy có 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước nhưng tác hại rất lớn.
Vấn đề là thiệt hại rơi vào những người sản xuất nhỏ lẻ. Những cơ sở sản xuất lớn nếu có bị thiệt hại sau này họ dễ lấy lại được đà sản xuất. Thời gian tới, khả năng tái đàn là tích cực, vì qua 11 tháng bệnh đã xuống đáy, giảm 97% thiệt hại. Hiện cả nước có 80% số xã, 3 tỉnh có 100% số xã đã qua 30 ngày bệnh này không quay lại. Từ tháng 10/2019, khi dịch bệnh giảm, ngành nông nghiệp đã có chủ trương tập trung tái đàn. Cơ sở để tái đàn là ngành đã giữ được lực lượng hạt nhân bao gồm 109.000 con lợn cụ kỵ, ông bà; 2,7 triệu lợn nái. Nếu không giữ được đàn lợn này thì phải mất mấy năm mới khôi khục lại được. Ngành nông nghiệp đã rút được ra nhiều bài học kinh nghiệm từ cơ quan quản lý cho đến người dân cách chăn nuôi an toàn sinh học. Chăn nuôi an toàn sinh học triệt để thì bệnh dịch này dù chưa có vắc xin vẫn giữ được hoàn toàn. Với tình hình tái đàn hiện nay, đến tháng 2 – 3/2020, 17 doanh nghiệp lớn sẽ trở lại trạng thái bình thường như thời điểm trước khi có dịch, thậm chí có đơn vị cơ cấu đàn còn cao hơn. Song ngành phải quán triệt thật chặt vấn đề an toàn sinh học. Với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó đảm bảo điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học được tốt như những cơ sở lớn, ngành khuyến nghị các địa phương tìm sinh kế mới cho những đối tượng này.Có thể hướng họ chuyển đổi sang chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, cây trồng khác. Đây là việc làm rất khó khăn nhưng vẫn phải làm, không để tình trạng các hộ nhỏ lẻ này thấy giá lợn tăng cao lại quay đi tái đàn rồi lại rủi ro lần thứ hai.
Về dài hạn, ngành đang xây dựng Chiến lược Phát triển chăn nuôi đến 2030; trong đó sẽ tính đến cơ cấu nhóm thực phẩm cho phù hợp với nền kinh tế và cơ cấu dân số hiện nay. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nông nghiệp nhìn lại một năm vượt khó
15:50' - 20/12/2019
Những khó khăn bao trùm từ sản xuất trong nước đến xuất khẩu, nhưng ngành nông nghiệp đã nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, triển khai các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nông nghiệp báo cáo cung ứng thực phẩm cuối năm 2019 và đầu năm 2020
11:07' - 20/12/2019
Để bù đắp nguồn cung thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm và thủy sản với tổng sản lượng tăng hơn 400.000 tấn so với năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tư lệnh ngành nông nghiệp giải trình rõ nhiều vấn đề "nóng"
12:48' - 06/11/2019
Bên hành lang Quốc hội, phóng viên TTXVN đã ghi lại ý kiến đánh giá của các đại biểu quốc hội về phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiểm tra thực tế việc ngư dân tự hoán cải tàu cá
17:46' - 16/09/2019
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn về hoán cải tàu cá cũng như giao hạn ngạch khai thác cho các địa phương theo Luật Thủy sản 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hội Cựu chiến binh TTXVN tri ân các Anh hùng liệt sỹ ở vùng "đất lửa" Quảng Trị
20:31' - 22/11/2024
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), ngày 22/11 Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tri ân, về nguồn tại Quảng Trị.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 23/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 23/11/2024. SXMB thứ Bảy ngày 23/11
19:30' - 22/11/2024
Bnews. XSMB 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSMB thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMB ngày 23/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 23/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 23/11/2024. XSMT thứ Bảy ngày 23/11
19:30' - 22/11/2024
Bnews. XSMT 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSMT thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMT ngày 23/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 23/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 23/11/2024. XSMN thứ Bảy ngày 23/11
19:30' - 22/11/2024
Bnews. XSMN 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSMN thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMN ngày 23/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 23/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 23/11/2024
19:30' - 22/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 23/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 23 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Anh: Sơ tán tại Sân bay Gatwick do sự cố an ninh
19:00' - 22/11/2024
Sân bay Gatwick tại London, sân bay nhộn nhịp thứ hai ở Anh, đã sơ tán một phần lớn nhà ga như một biện pháp phòng ngừa do sự cố an ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
XSLA 23/11 Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 23/11/2024. SXLA ngày 23/11
19:00' - 22/11/2024
Bnews. XSLA 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSLA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSLA ngày 23/11. Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBP 23/11. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 23/11/2024. SXBP ngày 23/11
19:00' - 22/11/2024
Bnews. XSBP 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSBP Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSBP ngày 23/11. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng "ngôi nhà chung" của những người làm báo
17:59' - 22/11/2024
Chiều 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị "Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo".