Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN kêu gọi Triều Tiên nối lại đối thoại
Ngày 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đồng thời hối thúc Bình Nhưỡng tuân thủ các nghĩa vũ quốc tế và nối lại đối thoại.
Trong tuyên bố chung được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 11 diễn ra ở Philippines, các bộ trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời kêu gọi thực thi kiềm chế và nối lại đối thoại nhằm giảm leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Dự kiến, các bộ trưởng sẽ có cuộc gặp với những người đồng cấp đến từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Nga và New Zealand ngày 24/10, trong đó các vấn đề Triều Tiên, Biển Đông và chủ nghĩa khủng bố sẽ là trọng tâm của chương trình nghị sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định sẽ thảo luận với các đồng minh châu Á về vấn đề Triều Tiên.
Cùng ngày, phát biểu mở màn cuộc thảo luận bên lề ADMM tại Philippines với những người đồng cấp Mỹ và Hàn Quốc Song Young-moo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Odonera cho rằng mối đe dọa từ Triều Tiên đã gia tăng lên mức chưa từng có tiền lệ, nghiêm trọng và rõ ràng, do đó Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cần đưa ra các biện pháp đáp trả khác nhau để đối phó với mối đe dọa này.
Trong một phát biểu liên quan tại London, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho rằng phải tiếp tục cân nhắc giải pháp quân sự trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đúng khi duy trì để ngỏ lựa chọn này.
Bên cạnh đó, ông Johnson còn kêu gọi Triều Tiên thay đổi chiều hướng và tham gia vào hoạt động ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan tới tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ông nhấn mạnh mặc dù Mỹ đã "trấn an" Triều Tiên rằng Washington không tìm cách thay đổi chế độ ở Triều Tiên cũng như xâm lược nước này, song Tổng thống Trump cũng có một "nhiệm vụ vô điều kiện là sẵn sàng mọi hành động" nhằm bảo vệ an toàn cho Mỹ và các đồng minh.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố bảo vệ các giao dịch thương mại với Triều Tiên mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), điều theo Bắc Kinh cần tránh gây phương hại tới "những nhu cầu nhân đạo".
Phát biểu tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) nêu rõ Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Triều Tiên, "đã nghiêm túc thực thi" những biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng theo đuổi công nghệ tên lửa và hạt nhân.
Bắc Kinh khẳng định các biện phát trừng phạt của LHQ không cấm việc bán thực phẩm cho Triều Tiên, đồng thời phản đối các biện pháp có thể ảnh hưởng đến người dân nước này.
Theo các số liệu hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên tăng 31,4% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 9,5 %.
- Từ khóa :
- asean
- triều tiên
- bộ trưởng quốc phòng asean
- admm
- hạt nhân
- tên lửa
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản ưu tiên giải quyết mối đe dọa Triều Tiên
15:46' - 23/10/2017
Thủ tướng Abe cam kết Nhật Bản sẽ phối hợp với Mỹ, Trung Quốc và Nga trong nỗ lực kiềm chế mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên thông qua "các biện pháp ngoại giao cứng rắn và mạnh mẽ".
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Nhật hợp tác gia tăng sức ép với Triều Tiên
13:10' - 23/10/2017
Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhanh về tình hình Triều Tiên và dự kiến sẽ thảo luận sâu hơn về vấn đề này trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản ngày 5/11 tới đây của ông Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tuyên bố không trở lại các cuộc đàm phán 6 bên
10:54' - 22/10/2017
Bình Nhưỡng sẽ không trở lại các cuộc đàm phán đa phương cho đến khi nước này giải quyết các vấn đề với Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58' - 06/04/2025
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.