Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất hạn chế quyền được miễn trừ trách nhiệm của công ty công nghệ
Ngày 23/9 (giờ địa phương), Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ trình đề xuất lên Quốc hội Mỹ nhằm hạn chế các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các công ty công nghệ lớn như Facebook hay Alphabet - công ty mẹ của Google - và Twitter, buộc các doanh nghiệp này phải gánh vác thêm trách nhiệm quản lý nội dung trên các trang web của họ.
Đề xuất này dựa trên 2 mục tiêu chính mà chính quyền của ông Trump và Bộ Tư pháp Mỹ đã phác thảo hồi tháng Sáu là khuyến khích các nền tảng trực tuyến chủ động giải quyết các hành vi bất hợp pháp và quản lý nội dung trên trang web một cách công bằng và nhất quán. Theo một quan chức của Bộ Tư pháp Mỹ, cơ quan này đã điều chỉnh đề xuất ban đầu của họ trong những tháng vừa qua dựa trên những phản hồi mà họ nhận được từ các bên liên quan, ví dụ như các công ty Internet sẽ được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm khi họ gỡ bỏ các nội dung kích động chủ nghĩa cực đoan bạo lực hay xu hướng tự làm hại/làm đau bản thân. Hiện các nghị sỹ của cả phe Cộng hòa và Dân chủ đều khẳng định họ muốn xem xét lại các biện pháp bảo hộ pháp lý mà các công ty công nghệ Mỹ lâu nay được thụ hưởng bởi cả hai đảng đều lo ngại những nền tảng trực tuyến có thể trở thành nơi hỗ trợ cho các hoạt động tội phạm. Đề xuất mới có thể sẽ không cho phép các công ty công nghệ được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm theo Mục 230 của Đạo luật về Khuôn phép Truyền thông 1996 nếu các công ty không đảm bảo được một số tiêu chuẩn nhất định như các công ty tạo điều kiện để các hành vi tội phạm xảy ra hoặc biết mà không báo cáo và ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp. Mục 230 Đạo luật về Khuôn phép Truyền thông 1996 vốn cho phép các công ty Internet có quyền kiểm soát khá rộng các trang web của họ đồng thời lại tránh cho các công ty này phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến những hành vi/hành động của người dùng. Cũng theo đề xuất này, các công ty Internet sẽ không được miễn trừ trách nhiệm trong các vụ việc liên quan tới lạm dụng trẻ em, lạm dụng tình dục trực tuyến, khủng bố hay rình mò trên không gian mạng (cyberstalking). Về phần mình, các công ty công nghệ đã lên tiếng phản đối việc thay đổi hay bãi bỏ Mục 230 bởi cho rằng nhờ luật này mà các nền tảng trực tuyến có thể phát triển mà không sợ bị "dính" vào các vụ kiện cáo.Bà Elizabeth Banker, đại diện Hiệp hội các công ty công nghệ trực tuyến Internet Association (tổ chức mà nhiều công ty công nghệ lớn như Facebook hay Twitter đều là thành viên) đã phát biểu với tờ Wall Street Journal rằng nếu cứ theo đề án này thì ngay cả nhận xét về một bài đăng của một cá nhân cũng có thể khiến một diễn đàn trực tuyến hay một cá nhân đối mặt với vô số các loại kiện tụng./.
- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Sáu doanh nghiệp công nghệ lớn nhất thế giới mất hơn 1.000 tỷ USD chỉ trong 3 ngày
20:44' - 09/09/2020
Sau khi phiên giao dịch 8/9 của thị trường Phố Wall (Mỹ) kết thúc, sáu công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã mất tổng cộng hơn 1.000 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường chỉ trong 3 ngày qua.
-
Doanh nghiệp
Giới đầu tư đánh giá lại các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc sau lệnh cấm của Mỹ
19:55' - 13/08/2020
Nhà đầu tư chứng khoán Zhu Haifeng đã giảm một nửa số cổ phiếu các tập đoàn công nghệ Trung Quốc là Tencent và Alibaba mà ông nắm giữ sau khi Mỹ thông báo trừng phạt một số doanh nghiệp Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.