Bộ Xây dựng đặt trọng tâm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Ngày 22/12, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ Xây dựng, kết hợp trực tuyến, kết nối với các Sở Xây dựng địa phương.
Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ngành xây dựng năm 2023 vẫn đạt 7,3 - 7,5%, tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực toàn đô thị đạt 53,9%. Đây là nhưng chỉ tiêu ngành xây dựng đã nỗ lực để vượt mức kế hoạch đề ra.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, về cơ bản, ngành xây dựng đã hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ đặt ra từ đầu năm. Kết quả này thể hiện hiệu quả của việc việc tập trung chỉ đạo, điều hành của đội ngũ lãnh đạo các cấp trong Bộ Xây dựng cũng như sở chuyên ngành tại địa phương.Từng lĩnh vực đều có kết quả tích cực, khả quan mà điển hình là xây dựng pháp luật đã hoàn thành với khối lượng công việc lớn. Năm 2023, có 2 dự luật chuyên ngành lớn là Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đã được thông qua được kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế, khó khăn còn tồn tại; góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, tăng trưởng bền vững; tăng nguồn cung nhà ở nhất là sản phẩm phục vụ người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách…Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2024 là tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư xây dựng và thị trường bất động sản. Đồng thời, ưu tiên xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật về lĩnh vực xây dựng; trong đó, tập trung bám sát chương trình của năm 2024 với mục tiêu đảm bảo chất lượng, tiến độ, cải cách thủ tục hành chính và tạo thông thoáng cho người dân, doanh nghiệp.Quy hoạch phát triển đô thị cũng là một trong những nội dung cần được quan tâm và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2025.Còn trong việc phát triển nhà ở, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu năm 2024 đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên 26,5 m2 sàn/người đặc biệt là lấy phát triển nhà ở xã hội làm trọng tâm – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.Liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, ông Mặc Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất, cần có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong hàng rào đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội để giảm giá thành, giảm giá bán và tiền thuê cho người mua, thuê, thuê mua loại hình nhà ở này.Đồng thời, Hà Nội kiến nghị các bộ, ngành trung ương sớm ban hành hướng dẫn việc quản lý, sử dụng khoản tiền sử dụng đất phải nộp với quỹ đất 20% tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị theo quy định.Ông Phạm Thiếu Hoa – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinhomes chia sẻ, năm 2023, khó khăn của doanh nghiệp bất động sản đến từ nhiều hướng với nhiều lý do, ngoài thủ tục hành chính còn có vướng mắc về vốn tín dụng…
Các doanh nghiệp trông đợi vào sự hỗ trợ chính sách quyết liệt từ Chính phủ, bộ ban ngành; đặc biệt là Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.“Doanh nghiệp kỳ vọng vào hiệu quả của nhiều chính sách được ban hành liên tục từ đầu năm đến nay và gần nhất là công điện số Công điện số 1376/CĐ-TTg ngày 17/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững ban hành. Cùng đó là sự đồng hành, chỉ đạo sát sao của Bộ Xây dựng đã giúp doanh nghiệp đơn giản hóa được nhiều trình tự, thủ tục, từ đó tiết kiệm được thời gian, công sức nguồn lực để triển khai dự án” – ông Phạm Thiếu Hoa bày tỏ.Năm 2024, ngành xây dựng chú trọng quản lý quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật đô thị, thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng. Đồng thời, tăng cường cải cách hành chính, chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử; sắp xếp lại doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập; hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế…Một trong những giải pháp được Bộ Xây dựng chú trọng trong năm 2024 là đổi mới cách thức và thường xuyên đi cơ sở, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời tháo gỡ và đề xuất tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các địa phương, đơn vị liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành. Cùng đó, Bộ Xây dựng tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả các hình thức giao ban, trao đổi giữa Bộ với các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc các địa phương.Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã phát động phong trào cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành xây dựng thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) của ngành. Chủ đề phong trào thi đua năm 2024 của ngành xây dựng là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động linh hoạt, kịp thời hiệu quả, phát triển bứt phá” với quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021 - 2025 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành xây dựng cải cách thủ tục hành chính vượt chỉ tiêu chung của Chính phủ
09:25' - 22/12/2023
Năm 2023, kết quả tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ Xây dựng đạt 50%, vượt chỉ tiêu chung của Chính phủ là 10%.
-
Bất động sản
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Đồng bộ cơ chế, chính sách sẽ tạo động lực mới phát triển nhà ở xã hội
16:47' - 21/12/2023
Bộ Xây dựng đang khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn dưới luật để trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, đảm bảo có hiệu lực đồng bộ với Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được thông qua.
-
Bất động sản
Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
19:38' - 17/12/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...