Bộ Xây dựng ưu tiên gì để phát triển vật liệu xây không nung?
Ngày 12/7, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ kế hoạch 6 tháng cuối năm 2017 ngành xây dựng; trong đó, thời gian tới, Bộ chú trọng đánh giá và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh Chương trình phát triển vật liệu xây không nung.
Theo đó, Bộ sẽ sơ kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh Chương trình phát triển vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; thực hiện đúng lộ trình xóa bỏ lò gạch, lò vôi thủ công tại các địa phương.
Đồng thời, triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng.
Theo Chánh văn phòng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng, trong vấn đề quy hoạch, Bộ tiến hành tập trung hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn; Tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, kiến trúc.
Ngoài ra, Bộ rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung bảo vệ môi trường trong các đồ án quy hoạch liên quan đến lĩnh vực xây dựng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình đô thị hóa.
Tổ chức lập thí điểm quy hoạch xây dựng vùng huyện theo đề án “Xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện” tại 8 huyện điển hình trên 6 vùng toàn quốc.
Đại diện Vụ Vật liệu xây dựng cho biết, Bộ sẽ tiến tới có chính sách quản lý chặt chẽ việc sản xuất gạch đất sét nung, ban hành đồng bộ, cụ thể hóa chính sách ưu đãi sử dụng phế thải công nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung và bắt buộc sử dụng vật liệu mới vào các công trình xây dựng theo các tiêu chí cụ thể; tiếp tục thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà UBND các tỉnh/thành phố đã ban hành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ kỹ thuật xây dựng, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng...
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong nửa năm qua, Bộ đã tập trung đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; tổ chức triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.
Bộ đã tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2 đồ án và 2 nhiệm vụ quy hoạch; hoàn thành việc tổ chức lập, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ đồ án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Trong xây dựng kế hoạch thực hiện đề án “Xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện”, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất…
Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng tập trung rà soát các quy hoạch liên quan đến công tác quản lý đô thị, nhất là các thành phố lớn, đề xuất giải pháp chấn chỉnh; tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị; tăng cường quản lý, phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch.
“Công tác quản lý, kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã có nhiều chuyển biến rõ nét, từng bước đảm bảo phát triển đô thị hài hòa, bền vững.
Đến nay đã có 51/63 địa phương triển khai thực hiện lập Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; các đô thị đã tập trung xây dựng chương trình phát triển đô thị. Trong 6 tháng đầu năm 2017, Bộ đã cho ý kiến thống nhất về chương trình phát triển đô thị 6 tỉnh”, ông Nguyễn Việt Hùng báo cáo.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các Vụ chức năng Bộ Xây dựng, chất lượng công tác quy hoạch của Bộ thời gian qua chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, thông tin phân tích và dự báo còn thiếu tin cậy, khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện còn thấp.
Công tác quản lý, kiểm soát phát triển đô thị còn hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển không đồng bộ, không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển kinh tế và dân số.
Năng lực quản lý đô thị các cấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nguồn lực cho phát triển tại các đô thị còn thiếu và chưa được sử dụng hiệu quả.
Bên cạnh đó, Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại một số địa phương triển khai chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra. Hiện tượng giá cát tăng đột biến đã tác động tiêu cực đến thị trường, ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí giá thành các công trình xây dựng…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chủ trì làm báo cáo về chính sách sản xuất gạch không nung
06:48' - 12/07/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo, đề xuất về chính sách sản xuất gạch không nung.
-
Kinh tế và pháp luật
Đại án 9.000 tỷ tại Ngân hàng Xây Dựng: Kết thúc điều tra giai đoạn hai
20:19' - 11/07/2017
Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, Cơ quan này vừa kết thúc điều tra giai đoạn hai vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
-
Doanh nghiệp
Quảng bá chương trình xây dựng thương hiệu thực phẩm quốc gia
16:19' - 11/07/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quà đặc biệt của Chương trình Thương hiệu Thực phẩm Việt Nam cho đại diện Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan.
-
Chứng khoán
Hơn 15,5 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Xây dựng số 3 Hải Phòng giao dịch trên UPCoM
12:06' - 11/07/2017
Ngày 11/7, hơn 15,5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng số 3 Hải Phòng (mã chứng khoán: HC3) chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM .
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.