Bốn rủi ro lớn trên thị trường tài chính toàn cầu sắp tới
Nhiều nước đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 và thị trường tin rằng việc vaccine phòng COVID-19 được sử dụng rộng rãi sẽ giúp kinh tế đẩy nhanh tốc độ hồi phục, làm gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp, tạo đòn bẩy cho sự phát triển của thị trường tài chính.
Tuy nhiên, trong khi nỗ lực nắm bắt thời cơ đến từ kỳ vọng kinh tế phục hồi, các nhà đầu tư cần phải phòng ngừa khả năng xảy ra bất ngờ để có thể làm tốt công tác quản trị rủi ro.
Theo tờ Economic Journal, trong năm 2021, ngoài việc phải phòng ngừa rủi ro dịch bệnh, các nhà đầu tư cũng phải cẩn trọng với các rủi ro khác như tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm khế ước vay nợ tăng cao, bất ổn địa chính trị và kỳ vọng quá cao vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Một là về rủi ro từ dịch bệnh. Hiện nay, tâm lý lạc quan về tiến triển của vaccine phòng COVID-19 đang lan tỏa trên thị trường, nhưng không thể phủ nhận thực tế rằng rất khó dự đoán về mức độ phổ biến và hiệu quả thực tế của vaccine phòng COVID-19.Ví dụ, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ dự kiến năm 2020 sẽ tiêm vaccine cho 20 triệu người, nhưng tới ngày 25/1/2021 mới hoàn thành tiêm mũi thứ hai cho 3,3 triệu người, cách mục tiêu đề ra một khoảng cách khá xa. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của vaccine có thể ảnh hưởng tới niềm tin của công chúng. Ngoài ra, người ta vẫn chưa thể biết vaccine hiện nay có hiệu quả đối với các biến chủng mới hay không. Tất cả đều là nhân tố không rõ ràng đối với thị trường.Nếu mức độ phổ biến và hiệu quả vaccine không như kỳ vọng, dịch bệnh có thể trở lại, thậm chí còn khiến một số nước duy trì phong tỏa cục bộ, hoạt động kinh tế khó trở lại bình thường, biểu hiện thị trường chứng khoán toàn cầu có thể sẽ không như mong muốn. Trong bối cảnh đó, một số cổ phiếu mang tính phòng thủ, trái phiếu chính phủ, vàng và các đồng tiền trú ẩn như đồng yen Nhật Bản sẽ một lần nữa trở thành công cụ lựa chọn hàng đầu để phân tán rủi ro. Các nhà đầu tư cũng nên phân chia đầu tư theo lượng thích hợp đối với từng loại tài sản trong danh mục nêu trên.Hai là rủi ro vi phạm khế ước vay nợ. Năm ngoái, các quốc gia khác nhau đã đưa ra một số chính sách tiền tệ và biện pháp tài khóa quy mô lớn nhằm nâng cao tính thanh khoản của thị trường, giúp các ngành nghề vượt qua "mùa Đông kinh tế". Tuy nhiên, khi sự phục hồi kinh tế chậm lại, một số doanh nghiệp thực lực yếu sẽ khó có thể chịu nổi áp lực nợ gia tăng, khiến nguy cơ vỡ nợ tăng cao. Theo số liệu của tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's, dự kiến đến tháng 9/2021, tỷ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp tại Mỹ được đánh giá tín dụng ở mức BBB hoặc cao hơn sẽ tăng lên khoảng 9%, còn ở châu Âu, tỉ lệ này là 8%. Nguy cơ vỡ nợ gia tăng của các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ có liên quan đến việc dịch bệnh ở hai nơi này tiếp tục nghiêm trọng, cản trở sự phục hồi kinh tế.Ngược lại, châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) là khu vực duy nhất trên thế giới đạt tăng trưởng dương trong năm ngoái. Hầu hết các thị trường ở châu Á đã hồi phục từ những mức giảm sâu trong thời gian đại dịch, tiêu dùng cũng ghi nhận xu hướng tốt. Dự kiến năm 2021, châu Á đứng trước cơ hội tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn, nguy cơ doanh nghiệp vi phạm khế ước vay nợ cũng tương đối thấp, tiềm lực đầu tư sẽ cao hơn.Ba là rủi ro địa chính trị. Tình hình chính trị toàn cầu năm 2021 cũng có nhiều nhân tố bất ổn. Mặc dù chính phủ mới đã lên nắm quyền lãnh đạo ở Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống gay cấn nhất lịch sử, nhưng những thay đổi và định hướng chính sách tiềm năng sẽ khó có thể rõ ràng trước cuối năm nay.
Sau khi Vương quốc Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU), việc hai bên đạt được thỏa thuận thương mại sẽ tác động như thế nào đối với nền kinh tế của Anh lẫn EU, vấn đề này vẫn cần phải quan sát. Ngoài ra, trong năm nay và năm sau, Đức và Pháp sẽ tổ chức tổng tuyển cử. Nói cách khác, tình hình chính trị không rõ ràng chắc chắn sẽ gia tăng nhân tố không xác định đối với thị trường Âu-Mỹ.Bốn là rủi ro từ việc đánh giá quá cao kết quả kinh doanh năm 2021 của doanh nghiệp. Nhìn chung, dự báo lợi nhuận doanh nghiệp năm 2021 đã được điều chỉnh tăng. Báo cáo kinh doanh của không ít doanh nghiệp công bố trước đó cũng cho kết quả khả quan khiến thị trường tràn đầy kỳ vọng về kết quả kinh doanh trong năm 2021. Nhưng nếu kết quả thực tế không như kỳ vọng phổ biến trên thị trường, thử thách tinh thần của các nhà đầu tư sẽ xuất hiện, cho nên, các nhà đầu tư cần lưu ý và chuẩn bị cho khả năng này.Nói tóm lại, thị trường đang lạc quan một cách thận trọng về tiến triển của vaccine phòng COVID-19 và triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, do dịch bệnh tái phát và tình hình chính trị khó lường, các nhà đầu tư nên tập trung vào các khu vực kinh tế phục hồi nhanh hơn và tiềm lực tăng trưởng của doanh nghiệp cao hơn, đa dạng hóa tài sản để đối phó với những rủi ro tiềm ẩn nêu trên. Hiện nay, triển vọng phục hồi ở châu Á tốt hơn so với hầu hết các nền kinh tế khác. Lấy Trung Quốc làm ví dụ, Quy hoạch Phát triển Kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 14 chỉ rõ nước này sẽ tăng cường tự chủ về công nghệ trong nước đồng thời mở cửa hơn nữa thị trường vốn. Đồng thời, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ kích thích các hoạt động kinh tế và thương mại trong khu vực, thiết lập một chuỗi cung ứng mới trong ASEAN. Do đó, cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường châu Á có thể giúp các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận ổn định để chống lại sự biến động, trong khi vẫn theo đuổi sách lược đầu tư "lợi nhuận cao, rủi ro lớn"./.- Từ khóa :
- chứng khoán
- cổ phiếu
- thị trường chứng khoán
- rcep
- vaccine
- covid 19
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng, đồng bitcoin được Tesla tiếp sức trong phiên 8/2
08:20' - 09/02/2021
Chứng khoán Mỹ xác lập nhiều kỷ lục mới trong phiên ngày 8/2, trong khi tiền điện tử bitcoin cũng chạm các mức cao chưa từng thấy trước đây sau khi Tesla tuyên bố đầu tư vào đồng tiền kỹ thuật số này.
-
Chứng khoán
Hơn 81 tỷ USD đổ vào cổ phiếu trong tháng 1/2021
21:12' - 08/02/2021
Hơn 81 tỷ USD đổ vào cổ phiếu thị trường phát triển và mới nổi trong tháng 1/2021
-
Chứng khoán
Chỉ số Nikkei 225 vượt ngưỡng 29.000 điểm trong phiên 8/2
14:40' - 08/02/2021
Trong phiên giao dịch sáng 8/2, thị trường chứng khoán Tokyo tăng điểm mạnh theo đà tăng của Phố Wall và phá ngưỡng 29.000 điểm khi các nhà đầu tư tập trung vào báo cáo thu nhập của các công ty lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.