Bốn tỉnh duyên hải phía Đông Nam Bộ tìm cơ hội liên kết phát triển
Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo cho biết, các tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhận thấy sự cần thiết của việc liên kết vùng, nên đã thành lập một số tiểu vùng liên kết: Tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tiểu vùng Tứ Giác Long Xuyên…
Trong chuỗi phát triển đồng bằng sông Cửu Long, sau khi Quốc lộ 60 hoàn thiện, cầu Đại Ngãi nối giữa tỉnh Trà Vinh – Sóc Trăng hoàn thành thì các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh muốn đi lên Thành phố Hồ Chí Minh sẽ rút ngắn được thời gian và chiều dài. Đồng thời, tạo ra trục giao thông duyên hải, một kênh chuyển tải hàng hóa (đặc biệt là thế mạnh kinh tế thủy sản). Cộng hưởng những ưu điểm, tạo ra những sức mạnh chung đang là vấn đề bốn tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long và Tiền Giang quan tâm với mong muốn cùng nhau liên kết, tạo ra hướng phát triển mới. Tuy nhiên, nếu không tạo ra được một cơ chế, chiến lược mang tính tầm nhìn xa về liên kết thì sẽ tạo ra sự lúng túng, không tồn tại được trong khu vực, Bí thư Võ Thành Hạo nhận xét. Từ kinh nghiệm tư vấn cho các tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên hình thành mối liên kết phát triển, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, liên kết vùng là hợp tác để cùng phát triển. P hát triển bền vững phải dựa trên ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường.Các địa phương phát triển riêng lẻ có thể dẫn đến mâu thuẫn chồng chéo, trùng lắp về kinh tế, xã hội và môi trường dẫn đến kém hiệu quả. Vì thế liên kết vùng sẽ giúp phân công vai trò giữa các địa phương một cách hiệu quả hơn, tránh cạnh tranh không cần thiết, ông Thiện phân tích.
Bởi vậy, lãnh đạo các tỉnh cần cùng nhau phân tích tình hình, xác định tầm nhìn mà tất cả các bên mong muốn, xác định các lĩnh vực liên kết (theo 3 mảng kinh tế, xã hội, môi trường), như vậy mới hài hòa hóa nhu cầu và thế mạnh của từng địa phương trong mối quan hệ chung. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Giáp, Đại học Fulbright, đã nêu những thách thức, khó khăn mà bốn tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long cần quan tâm khi cùng nhau liên kết phát triển như: xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt; nước biển dâng và xói mòn bờ biển; phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp giảm; công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển; chất lượng nguồn nhân lực thấp; kết nối hạ tầng quy mô nhỏ… Để giải quyết vấn đề , theo ông Giáp, các tỉnh nên chú ý đến ba lĩnh vực liên kết: sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo chuỗi; nâng cấp hạ tầng giao thông; đầu tư quản lý tài nguyên nguồn nước; tìm ngành mũi nhọn để xác định phát triển và các ngành để phát triển ngành mũi nhọn. Đặc biệt, cần có “nhạc trưởng” để quản lý, điều hành vùng liên kết; xây dựng một quản lý vùng, cơ chế quản lý vùng… Nếu thiếu cơ chế tài chính thực hiện liên kết vùng, thiếu cơ chế chia sẽ thông tin, tồn tại nhiều xung lực có thể phá vỡ liên kết vùng, ông Giáp nhấn mạnh. Hiện trong bốn tỉnh vùng duyên hải phía Đông thì Tiền Giang đã thực hiện liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười. Đến nay, tiểu vùng này được đánh giá là một trong những tiểu vùng tạo nên sự liên kết hiệu quả. Nhận thấy liên kết vùng là tất yếu nên tỉnh Tiền Giang tiếp tục liên kết với Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh. Tiền Giang lấy Quốc lộ 1 chia làm hai, một bên kết nối với tiểu vùng duyên hải phía Đông, một bên kết nối với tiểu vùng Đồng Tháp Mười. Chia sẻ kinh nghiệm liên kết tiểu vùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Anh Tuấn cho biết, từ Quyết định số 593/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ba tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An nhận thấy điều kiện tự nhiên gần giống nhau nên cùng ngồi lại bàn tìm hướng liên kết Tiểu vùng Đồng Tháp Mười. Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang nhờ các nhóm chuyên gia tư vấn giúp ba tỉnh đưa ra các bước đi, định hướng. Lãnh đạo ba tỉnh chốt lại 7 nhóm lĩnh vực mà ba tỉnh có thể liên kết để đưa ra các nội dung liên kết. Các tỉnh vùng duyên hải phía Đông có thể rút kinh nghiệm từ tiểu vùng Đồng Tháp Mười. Cần đánh giá tiềm năng các tỉnh vùng duyên hải phía Đông. Từ những điểm chung đó mới rút ra được vấn đề cần hợp tác. Tiểu vùng Đồng Tháp Mười ít tác động về biến đổi khí hậu, không giáp biển nhưng tiểu vùng duyên hải giáp biển, chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Theo ông Ngô Chí Cường, Phó Bí thư tỉnh Trà Vinh, các tỉnh cần bàn liên kết những gì để phát huy thế mạnh của bốn tỉnh với vùng biển rất lớn. Yêu cầu đặt ra là quản lý, khai thác hiệu quả trong đánh bắt, khai thác, chế biến nuôi trồng thủy sản; trong sản xuất nông nghiệp phải quyết việc làm cho những tỉnh nghèo có đồng bào thiểu số… Đồng tình cao về sự hợp tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Trần Hoàng Tựu đề xuất, nếu xác định liên kết, hợp tác để cùng nhau tiến bộ, phát triển thì cần cùng nhau đánh giá tìm ra những điểm chung như: tiềm năng phát triển trong ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; lợi thế so sánh để phân công sắp xếp hài hòa; kết nối để nâng cao chuỗi giá trị. Ví dụ, ở Bến Tre cây dừa được chọn để xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực. Tỉnh Bến Tre có các nhà máy chế biến dừa, tỉnh Vĩnh Long trồng dừa thì bán cho Bến Tre để chế biến. Một vấn đề được quan tâm là ba tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh có đường bờ biển rất dài và đang đối mặt với nguy cơ xâm thực bờ biển rất nghiêm trọng. Hậu quả là làm tan rã, biến mất dần rừng phòng hộ, hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đây là một nguy cơ mà hiện tại các huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri (tỉnh Bến Tre) và Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) phải đối mặt. Vì vậy, một trong những thách thức của vùng này là phải ngăn chặn xâm thực của biển, hạn chế xói lở bờ biển bởi nguy cơ mất hệ sinh thái rừng ngập mặn của cả vùng. Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo cho rằng, nếu ba tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh không phát triển ra hướng Đông – hướng biển thì sẽ vĩnh viễn nghèo. Nông nghiệp trong đất liền đã bảo hòa, càng ngày càng khó. Mà tiềm năng kinh tế biển của ba tỉnh rất lớn. Đi liền với thách thức là tầm nhìn hướng ra biển, lấn biển. Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Long và một phần tỉnh Trà Vinh là vựa trái cây của Đồng bằng sông Cửu Long nên không có lý do gì phải chỉ bán trái thô mà cần nâng cao giá trị, tạo ra các khâu chế biến nhằm tăng thêm giá trị thu nhập. Ví dụ: tỉnh Vĩnh Long sẽ là trung tâm trái cây nói chung, Bến Tre là trung tâm của trái dừa. Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cũng đề xuất trước mắt, các tỉnh cần tìm cách để “nắm tay” lại với nhau để đi nhanh, đi đều, không để chồng chéo. Song song đó, các tỉnh cũng giao cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư kết nối phân tích tình hình chung của cả vùng như thách thức, cơ hội và mục tiêu, ví dụ: bảo vệ hệ sinh thái, nguồn nước…, sau đó các tỉnh sẽ có văn bản trình Chính phủ về việc hợp tác liên kết tiểu vùng duyên hải phía Đông./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Hơn 14.000 ha lúa Đông Xuân tại Đồng Tháp được liên kết tiêu thụ
17:57' - 19/04/2017
Vụ lúa Đông Xuân 2016 - 2017, tỉnh Đồng Tháp có hơn 14.000 ha lúa được 49 doanh nghiệp, công ty tham gia liên kết tiêu thụ, và đến nay đã tiêu thụ được trên 59.000 tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành hàng cà phê, hồ tiêu
21:26' - 11/04/2017
Mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến chưa thực sự gắn kết thành chuỗi nhằm tạo ra giá trị kinh tế
-
Kinh tế Thế giới
Siêu dự án liên kết mạng điện toàn khu vực Arab
14:53' - 08/04/2017
14 quốc gia trong khối Liên đoàn Arab đã ký bản ghi nhớ nhằm thiết lập một thị trường điện chung giữa các nước thành viên và chia sẻ điện năng.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi: Giải pháp hạ giá thành cho ngành chăn nuôi
12:33' - 02/04/2017
Từ cuối năm 2016 đến nay, giá thịt lợn liên tục giảm sâu, tiếp đến giá gia cầm cũng giảm mạnh khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ nặng nề.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị sắp vận hành Nhà máy điện gió 1.500 tỷ đồng
21:15'
Nhà máy điện gió Hải Anh – Quảng Trị hoàn tất xây dựng, dự kiến vận hành thương mại từ 20/8/2025, góp phần phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh tại địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn
21:15'
Thứ trưởng Bộ Xây dựng kiểm tra thực địa cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, yêu cầu tăng tốc thi công, đảm bảo tiến độ thông xe toàn tuyến theo kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long đón cơ hội hợp tác chiến lược với Thụy Sĩ
21:14'
Đoàn công tác của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ - Việt Nam đã làm việc với tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao và mở rộng xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ gần 3.000 dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực phát triển
19:48'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết việc tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai tồn đọng, với hơn 2.900 dự án chậm triển khai, gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Vũ Việt Trang tái đắc cử Bí thư Đảng ủy TTXVN khóa 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
19:17'
Đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng giám đốc TTXVN nhận được sự tín nhiệm, đồng thuận tuyệt đối, tái đắc cử Bí thư Đảng ủy TTXVN khóa 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Becamex - IFC bắt tay phát triển khu công nghiệp sinh thái chuẩn quốc tế
18:57'
Becamex hợp tác IFC triển khai đánh giá khu công nghiệp sinh thái theo chuẩn GEIPAC, hướng tới xây dựng mô hình công nghiệp bền vững, thông minh, phát thải thấp, thu hút đầu tư xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 5.500 căn nhà ven kênh rạch ở Tp Hồ Chí Minh sẽ được di dời
18:26'
TP. Hồ Chí Minh dự kiến hoàn thành 85,35% kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch đến năm 2025, nhằm chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng đời sống người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới
17:55'
Đại hội Đảng bộ TTXVN khóa XXVII nhiệm kỳ 2025–2030 khẳng định quyết tâm xây dựng cơ quan thông tấn quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp, giữ vững vai trò chủ lực trên mặt trận thông tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới
17:22'
Việt Nam cần đưa ra những quyết sách mang tính đột phá, với tinh thần cải cách mạnh mẽ và hành động dứt khoát hơn nữa để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.