Buôn lậu qua biên giới Việt Nam-Campuchia phức tạp
Với gần 100km đường biên giới giáp 2 tỉnh Kandal và Takeo (Campuchia), An Giang có địa hình vùng biên giới với đồng ruộng bằng phẳng, có nhiều sông, kênh rạch, đường mòn, lối mở bằng cả đường bộ lẫn đường sông nên các đối tượng buôn lậu lợi dụng để gia tăng hoạt động buôn lậu.
Chính vì vậy, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh, tình hình buôn lậu tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia diễn biến khá phức tạp và có tổ chức. Các đối tượng buôn lậu hoạt động manh động, liều lĩnh, sẵn sàng chống đối khi bị phát hiện.
*Chảo lửa luôn nóng Tại An Giang, tuyến địa bàn trọng điểm buôn lậu hoạt động là từ Gò Tà Mâu theo các đường mương về các bến cặp kênh Vĩnh Tế thuộc khóm Vĩnh Chánh và khóm Vĩnh Phú, phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc; từ biên giới Campuchia theo đường cống Ông Cần về các bến cặp kênh Vĩnh Tế thuộc huyện Tịnh Biên; khu vực biên giới giáp ấp 2, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú theo kênh Tà Suông - Campuchia ra rạch Chắc Ri hoặc ngọn Cả Hàng và khu vực biên giới giáp xã Khánh An, huyện An Phú về các kho cặp sông Bình Di, Khánh An, huyện An Phú và tuyến quốc lộ 91. Ông Võ Nguyên Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh An Giang (Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang) cho biết: Tại tuyến biên giới An Giang, hàng hóa nhập lậu chủ yếu là thuốc lá và đường cát được các đối tượng buôn lậu tập kết sát biên giới.Khi thời cơ thuận lợi, đối tượng buôn lậu sử dụng phương tiện vỏ lãi, xuồng máy, xe môtô hoặc thuê người đai vác để vận chuyển nhỏ lẻ qua biên giới theo các đường mòn, lối mở, dòng sông chung, cánh đồng giáp biên.
Sau khi qua được biên giới, các đối tượng nhanh chóng tập kết lại và đưa lên xe gắn máy, ôtô tải, ôtô khách.. đang neo đậu chờ sẵn để đưa vào nội địa tiêu thụ.
“Để đối phó lực lượng chức năng, các đường dây vận chuyển được tổ chức và hoạt động chuyên nghiệp; hàng lậu khi đưa qua biên giới tập kết, giao nhận, sang xe được cái đối tượng thực hiện rất nhanh chóng và luôn cử người canh 24/24 để kịp thời thông báo cho nhau né tránh.Cùng đó, các đối tượng đầu nậu còn gắn trách nhiệm bồi thường cho các đối tượng vận chuyển chủ yếu là đối tượng có tiền án hay bị nghiện ma túy, . . . nên sẵn sàng chống, đe dọa tính mạng, giành giật hàng hóa với lực lượng chức năng khi bị phát hiện”, ông Nam chia sẻ.
Theo thống kê, tính đến hết tháng 6, các lực lượng chức năng tỉnh An Giang kiểm tra, phát hiện vi phạm trên 1.000 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá và đường cát (tăng 11,8% so cùng kỳ 2018) với tổng trị giá hàng hoá bị bắt giữ gần 37 tỷ đồng; trong đó, cơ quan điều tra khởi tố 18 vụ với 17 bị can về hành vi “Mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng hoá nhập lậu”, với giá trị tang vật bị khởi tố trên 1,5 tỷ đồng. Ông Phan Lợi, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang khẳng định: Các mặt hàng nhập lậu từ Campuchia về An Giang chủ yếu là thuốc lá điếu ngoại, đường cát Thái Lan, mỹ phẩm, dược phẩm, quần áo cũ, vải, hàng điện tử và điện lạnh đã qua sử dụng, phế liệu như bọc nilon, giấy, vỏ chai, lon, sắt... và hàng tiêu dùng khác. *Gia tăng nhập lậu phế liệuTheo Cục Hải quan tỉnh An Giang, mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo về việc siết chặt thủ tục nhập khẩu mặt hàng phế liệu qua các cửa khẩu nhưng gần đây tại biên giới tỉnh An Giang lại nổi nên tình hình nhập lậu phế liệu với số lượng lớn và đang có chiều hướng gia tăng.
Đáng lưu ý, các đối tượng buôn lậu lợi dụng đường biên giới là dòng sông chung, mùa nước nổi, kênh rạch trên tuyến biên giới và các cơ sở thu mua nội địa để vận chuyển, hợp thức hóa hàng phế liệu nhập lậu. Từ tháng 8/2018 đến nay, lực lượng kiểm soát của Hải quan An Giang đã bắt giữ và lập hồ sơ chuyển sang xử lý hình sự 3 vụ; trong đó 7 đối tượng sử dụng 3 ghe vận chuyên tổng cộng 157 tấn giấy phế liệu và 25 tấn sắt phế liệu nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam qua địa bàn xã Vĩnh Hội Đông và xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang (thuộc địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Hội Đông). Ông Nguyễn Tấn Bửu, Phó Cục trưởng, Cục Hải quan tỉnh An Giang cho biết: Tại An Giang, khu vực buôn lậu trọng điểm mặt hàng phế liệu tập trung tại xã Khánh An và xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đặc biệt, hai khu vực này cũng phát sinh các đối tượng lợi dụng dòng sông chung để vận chuyển với số lượng nhỏ lẻ mặt hàng phế liệu nhập lậu. Sau đó đưa lên các kho nằm dọc bờ sông Hậu, sông Bình Di rồi hợp thức hóa bằng hóa đơn chứng từ nội địa hoặc bán trực tiếp cho các cơ sở thu mua phế liệu trên tuyến biên giới nên rất khó kiểm soát. Theo Phó Cục trưởng, Cục Hải quan tỉnh An Giang, thời gian tới, tình hình nhập lậu phế liệu qua biên giới trên địa bàn An Giang còn diễn biến phức tạp, do nhu cầu sử dụng trong nước và vì lợi nhuận.Các đối tượng buôn lậu sẽ dùng nhiều phương thức, thủ đoạn để vận chuyển phế liệu trái phép qua biên giới; trong đó, có cả việc lập ra các cơ sở thu mua nội địa để hợp thức hóa phế liệu nhập lậu.
Do vậy, các cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép và tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở thu mua này.
*Ngăn chặn điểm nóng
Địa bàn biên giới rất thuận lợi cho các hoạt động buôn lậu và đặc biệt các kho hàng bên phía Campuchia vẫn luôn là địa điểm để tập kết số lượng lớn hàng hoá để nhập lậu qua biên giới nhưng pháp luật Campuchia lại không xem đây là hành vi vi phạm pháp luật. Theo dự báo, tình hình buôn lậu tại An Giang thời gian tới còn diễn biến phức tạp; nhất là trong những tháng cuối năm, lễ, tết, hoạt động buôn lậu sẽ gia tăng mạnh, khi nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trên thị trường tăng mạnh.Do lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn lậu vẫn còn khá lớn, nhu cầu tiêu thụ cao, cho nên dù bị kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nhưng bằng mọi cách các đối tượng buôn lậu vẫn lén lút duy trì hoạt động.
Để đấu tranh với tội phạm buôn lậu, tỉnh An Giang tăng cường đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; tập trung kiểm tra, kiểm soát các tuyến, địa bàn trọng điểm khu vực biên giới và tình trạng vận chuyển thuốc lá chạy tốc độ cao trên tuyến Quốc lộ 91. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng tập trung kiểm soát hàng hoá trên thị trường nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời hàng hoá giả, kém chất lượng và không đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm… Ông Võ Nguyên Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang nhấn mạnh: Tới đây, lực lượng chức năng sẽ tập trung kiểm tra đối với nhóm hàng hoá thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng như: xăng, dầu, gas, mũ bảo hiểm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Cùng đó, các lực lượng ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm; các sản phẩm từ gia súc, gia cầm không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh; tình trạng xăng dầu giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Để đấu tranh, ngăn chặn vấn nạn nhập lậu phế liệu qua biên giới, ông Nguyễn Tấn Bửu - Phó Cục trưởng, Cục Hải quan tỉnh An Giang cho biết: Thời gian tới, Cục Hải quan tỉnh An Giang sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp nghiệp vụ phòng chống hoạt động buôn lậu mặt hàng phế liệu, kiên quyết không để xảy ra điểm nóng buôn lậu phế liệu. Ngoài ra, Cục Hải quan tỉnh sẽ lập kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn như: biên phòng, công an, quản lý thị trường và chính quyền địa phương, nhất là các trường hợp truy đuổi hoặc phối hợp bắt giữ các vụ buôn lậu phế liệu, kể cả ngoài địa bàn hoạt động của ngành hải quan. “Cục Hải quan sẽ tập trung đẩy mạnh việc phối hợp trong nội bộ và các ngành liên quan để trao đổi thông tin, kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể thiếu tinh thần trách nhiệm, làm ngơ hoặc tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, diễn ra trên tuyến, địa bàn thuộc đơn vị lĩnh vực phụ trách”, ông Nguyễn Tấn Bửu khẳng định./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thu giữ lượng lớn hàng hóa nhập lậu qua biên giới An Giang
19:40' - 22/06/2019
Lực lượng chức năng An Giang đã bắt giữ 1 vụ buôn lậu qua biên giới, thu giữ một lượng lớn hàng hóa gồm bia, quần áo cũ và một số gỗ đã qua chế tác.
-
Ngân hàng
Nhiều khó khăn trong quản lý ngoại hối biên giới Việt Nam - Trung Quốc
18:27' - 22/03/2019
Việc quản lý ngoại hối tại tỉnh Cao Bằng gặp một số khó khăn như, cặp tỷ giá CNY/VND biến động không ổn định, gây ảnh hưởng đến doanh số giao dịch của doanh nghiệp xuất nhập khẩu...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lãng phí công trình cấp nước gần 11 tỷ đồng tại thành phố Gia Nghĩa
18:04'
Hơn 10 năm kể từ thời điểm hoàn thành việc đầu tư, xây dựng, một dự án cấp nước sạch cho khu tái định cư tại trung tâm thành phố Gia Nghĩa đã bị bỏ hoang, gây lãng phí.
-
Kinh tế & Xã hội
XSQB 28/11. Kết quả xổ số Quảng Bình hôm nay ngày 28/11/2024. XSQB ngày 28/11. XSQB
18:00'
XSQB 28/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 28/11. XSQB Thứ Năm. Trực tiếp KQXSQB ngày 28/11. Kết quả xổ số Quảng Bình hôm nay ngày 28/11/2024. Kết quả xổ số Quảng Bình Thứ Năm ngày 28/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBDI 28/11. Kết quả xổ số Bình Định hôm nay ngày 28/11/2024. SXBĐ ngày 28/11
18:00'
Kết quả xổ số hôm nay ngày 28/11. XSBDI Thứ Năm. Trực tiếp KQXSBDI ngày 28/11. Kết quả xổ số Bình Định hôm nay ngày 28/11/2024. Kết quả xổ số Bình Định Thứ Năm ngày 28/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Hiệu quả từ mô hình "Tưới cho cây ăn quả"
17:45'
Tưới đúng, tưới đủ, hạn chế thuốc trừ sâu, tạo ra sản phẩm sạch an toàn, năng suất chất lượng cao, giảm chi phí đầu tư... là những lợi ích thiết thực của mô hình "Tưới cho cây ăn quả".
-
Kinh tế & Xã hội
Tạo bước tiến mới trong hợp tác du lịch Việt Nam – Trung Quốc
17:31'
Chương trình Giao lưu văn hóa giới thiệu du lịch Trung Quốc là một trong những bước đi để cụ thể hóa chủ trương của hai Đảng và lãnh đạo cao cấp của hai quốc gia.
-
Kinh tế & Xã hội
Gia Lai thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động tại khu kinh tế
16:52'
Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh tại huyện Đức Cơ tiếp giáp với Campuchia là cửa ngõ giao thương hàng hóa, động lực thúc đẩy kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng không xem xét bố trí lại vốn cho công trình, dự án bị rút vốn
16:36'
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương triển khai kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm
16:06'
Dịch bệnh cúm gia cầm trên động vật và trên người đang có nhiều diễn biến phức tạp. Nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên gia cầm, động vật và người ở nước ta là cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Định hướng phát triển toàn diện ngành hàng dừa
15:49'
UBND tỉnh Trà Vinh có định hướng xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng dừa thông qua hợp tác, nhất là hợp tác công tư để khai thác tiềm năng, lợi thế điều kiện tự nhiên.