Cá ngừ “mắc kẹt” vì quy định về kiểm dịch động vật
Nguyên nhân là các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu gián tiếp qua cảng trung chuyển bị ách tắc, chưa về được nhà máy vì không được kiểm dịch để thông quan theo Thông tư số 36/2018/TT- BNNPTNT (Thông tư 36 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/2/2019 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản).
Các lô hàng xuất khẩu đi châu Âu cũng chưa ra khỏi cảng vì nhiều cảng trên cả nước dừng hoàn toàn việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu hải sản từ khai thác (S/C). Lý do là các cảng này không đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cảng cá loại I và II (theo Điều 78, Luật Thủy sản 2017) nên không đủ điều kiện để được chỉ định là cảng cá có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác theo Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT (Thông tư 21) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chứng nhận nguồn gốc thủy sản.
Thêm vào đó, Thông tư 36 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2016/TT- BNNPT (Thông tư 26) quy định về dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản và Thông tư 21 về chứng nhận nguồn gốc thủy sản được ban hành chậm, nhưng có hiệu lực nhanh đã làm cho doanh nghiệp và các cảng trở nên lúng túng trong việc thực hiện đúng quy định về kiểm dịch động vật và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu cá ngừ.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, từ khi Thông tư 36 và Thông tư 21 có hiệu lực, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá ngừ đều trở tay không kịp vì hầu hết các lô hàng nguyên liệu này đã được ký hợp đồng trước đó 3 tháng. Các doanh nghiệp này cũng ký kết hợp đồng giao hàng quý I/2019 với thị trường châu Âu vào quý IV/2018.
Nhiều hợp đồng xuất khẩu đi châu Âu và các hợp đồng với ngư dân, đại lý cung ứng nguyên liệu đều bị ách tắc, nguy cơ bị đối tác hủy hợp đồng và xử phạt rất cao. Điều này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của cả ngư dân và doanh nghiệp. Bất cập này cũng gây ra nhiều tổn thất cả về kinh tế lẫn uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.
Ngoài ra, đa số các cảng trung chuyển của các quốc gia, vùng lãnh thổ (Đài Loan (Trung Quốc), Samoa thuộc Mỹ, Nam Phi, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore, Trung Quốc, UAE, Sri Lanka, Indonesia, Malaysia, Uruguay, Nhật Bản v.v...) đều từ chối cấp "Giấy xác nhận truy xuất nguồn gốc" (tên tàu, số đăng ký, quốc gia treo cờ của tàu đánh bắt và tàu vận chuyển, tên loại sản phẩm thủy sản, số lượng, thời gian bốc dỡ, địa điểm bốc dỡ, điều kiện lưu giữ sản phẩm, sản phẩm thủy sản được giữ nguyên trạng, không trải qua các công đoạn nào khác ngoài hoạt động bốc dỡ) cho các lô hàng cá ngừ được trung chuyển.
Chỉ có Thái Lan và Philippines cấp giấy xác nhận truy xuất nguồn gốc cho các lô hàng này, nhưng thực hiện theo mẫu và ngôn ngữ của 2 quốc gia này không phù hợp với điểm G, Khoản 2, Điều 1 của Thông tư 36.
Để giải quyết tình trạng ách tắc nguyên liệu qua các cảng trung chuyển từ nước ngoài, giải quyết cấp giấy chứng nhận nguồn gốc hải sản khai thác cho các lô hàng thành phẩm, vào ngày 1/3/2019, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã gửi Công văn số 22/2019/CV-VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ra văn bản ban hành “Danh sách các cảng cá được chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác”.
VASEP đề nghị Tổng cục Thủy sản sớm đăng tải danh sách này lên trang thông tin điện tử của Tổng cục như quy định tại Điều 6 Thông tư 21 để làm căn cứ chính thống trong triển khai các hoạt động xác nhận, chứng nhận thủy sản tại các địa phương.
Trong trường hợp chưa có danh sách cảng cá được chỉ định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản hướng dẫn các cảng cá tiếp tục triển khai các hoạt động xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác như trước ngày 1/1/2019 để giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn, khai thông sự đình trệ trong sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Sau gần 1 tuần Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam gửi công văn khẩn thiết đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay vẫn chưa có động thái giải quyết, nguyên liệu và sản phẩm xuất khẩu vẫn mắc kẹt tại cảng, ông Nguyễn Hoài Nam cho hay./.
>>> Chưa có hướng giải quyết cho 50 container cá ngừ bị ách tại cảng
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mở thị trường xuất khẩu thủy sản - Bài 1: Lợi thế tăng trưởng từ hội nhập
18:28' - 22/02/2019
Lợi thế cắt giảm thuế quan từ FTA đang và sắp có hiệu lực được đánh giá là những xung lực quan trọng để xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh năm 2019 cũng như thời gian tới.
-
Hàng hoá
Tết thêm trọn vẹn trong chuyến biển "thắng lớn" đầu năm
12:46' - 08/02/2019
Chuyến biển đầu năm của ngư dân cho sản lượng cao, giá ổn định khiến niềm vui ngày Tết thêm trọn vẹn.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố nhãn hiệu “Cá ngừ đại dương Bình Định”
12:48' - 21/12/2018
Nghề khai thác cá ngừ đại dương chỉ phát triển tại 3 tỉnh là Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa; trong đó, Bình Định là địa phương có sản lượng khai thác hàng năm lớn, trung bình 10.000 tấn
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế
20:52'
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ đã đề xuất với Chính phủ các giải pháp trước mắt và lâu dài về việc giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế.
-
Hàng hoá
Giá vé máy bay biến động từng ngày dịp cao điểm
16:33'
Trong bối cảnh này, một số ý kiến đề xuất có thể “nới” trần giá vé máy bay nội địa để bảo đảm hành khách không phải mua giá vé máy giá cao hiện nay.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á chiều 4/7 tăng trước lo ngại về nguồn cung
16:01'
Giá dầu đảo chiều đi lên chiều 4/7 tại châu Á, khi những lo ngại về nguồn cung do sản lượng của OPEC giảm, bất ổn ở Libya và các lệnh trừng phạt với Nga đã lấn át lo ngại về khả năng suy thoái.
-
Hàng hoá
Giá dừa khô ở Trà Vinh giảm mạnh
12:54'
Hơn tuần nay, giá dừa khô ở Trà Vinh giảm mạnh với giá thu mua tại vườn ở mức 17.000 – 20.000 đồng/chục (12 trái) tùy chất lượng và chi phí vận chuyển, giảm 8.000 – 10.000 đồng/chục so với trước đó.
-
Hàng hoá
Nỗi lo suy thoái đè nặng lên giá dầu châu Á trong sáng 4/7
11:46'
Giá dầu châu Á đi xuống trong sáng 4/7 do lo ngại về suy thoái toàn cầu đè nặng lên tâm lý thị trường, ngay cả khi nguồn cung vẫn eo hẹp trong bối cảnh nhiều bất lợi.
-
Hàng hoá
Giá trần đối với dầu mỏ Nga có thể bằng 50% mức giá hiện tại
18:58' - 03/07/2022
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 3/7 cho biết, mức giá trần áp đặt đối với dầu mỏ của Nga, để trừng phạt nước này vì cuộc xung đột Nga-Ukraine, dự kiến sẽ tương đương với 50% giá mua hiện tại.
-
Hàng hoá
Giá rau màu thực phẩm tăng cao
14:22' - 03/07/2022
Nông dân chuyên trồng màu trong tỉnh Trà Vinh đang vui nhờ giá rau màu thực phẩm như cải xanh các loại, xà lách, rau thơm, hành lá, ớt, bầu, bí đỏ,…tăng cao và ổn định từ tháng 6/2022 đến nay.
-
Hàng hoá
Doanh số ô tô ở Ấn Độ tăng mạnh trong tháng 6/2022
06:02' - 03/07/2022
Các hãng ô tô Ấn Độ thông báo sản lượng ô tô trong tháng 6/2022 tăng trưởng cao khi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trong nhiều tháng qua có dấu hiệu giảm bớt.
-
Hàng hoá
Nhiều lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu thế giới tăng
12:42' - 02/07/2022
Ngày 1/7, giá dầu thế giới tiếp tục tăng khép lại một tuần lên giá của mặt hàng"vàng đen" trong bối cảnh thị trường xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về nguồn cung.