Các bị cáo đều nhận thức “Chuyến bay giải cứu” được tổ chức nhằm giúp đỡ công dân
Chiều 12/7, trong phần thẩm vấn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Chuyến bay giải cứu”, nhiều bị cáo nguyên là cán bộ các Đại sứ quán ở nước ngoài đã khẳng định, mục đích tổ chức các “Chuyến bay giải cứu” là nhằm giúp đỡ công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài muốn về nước khi dịch COVID-19 hoành hành trên thế giới.
Các chuyến bay này là thực hiện công tác bảo hộ công dân, không vì mục đích vụ lợi. Tuy nhiên, quá trình tổ chức, do thiếu nhận thức, những cán bộ này đã nhận tiền cảm ơn mà không ý thức được đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Bị cáo Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản) khai, khi có kế hoạch triển khai các chuyến bay giải cứu, rất nhiều doanh nghiệp muốn hợp tác cùng thực hiện với Đại sứ quán, tuy nhiên bị cáo Nam chỉ hợp tác duy nhất với bị cáo Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty Nhật Minh). Bị cáo Nam giải thích là do bị cáo Nghĩa có khách sạn ở Khánh Hòa mở cửa để đón khách du lịch, phù hợp với việc tổ chức cách ly công dân sau khi về nước, nên bị cáo Nam đồng ý phối hợp với bị cáo Nghĩa tổ chức các “chuyến bay giải cứu”.
Sau đó, bị cáo Vũ Hồng Nam đã ký các Công điện gửi về UBND tỉnh Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên xin cách ly cho công dân và gửi Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Cục Lãnh sự... để xin phê duyệt chuyến bay do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức.
Từ tháng 11/2020 đến cuối tháng 9/2021, Vũ Hồng Nam đã xin phê duyệt được 6 chuyến bay combo, đưa khoảng 1.490 công dân từ Nhật Bản về nước, giao cho Công ty Nhật Minh của Lê Văn Nghĩa tổ chức thực hiện (5 chuyến do Đại sứ quán cung cấp danh sách, 1 chuyến do Công ty Nhật Minh tự bán vé). Qua các chuyến bay này, Công ty Nhật Minh có lợi nhuận 18 tỷ đồng và đã đưa cho Vũ Hồng Nam tổng số hơn 1,8 tỷ đồng.Khai tại tòa, bị cáo Nam cho rằng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng này do bị cáo Nghĩa đưa với danh nghĩa tặng quà cảm ơn. Khi bị cáo Nam mở quà ra thì mới biết là tiền, bị cáo Nam gọi cho bị cáo Nghĩa để trả lại tiền, tuy nhiên không kiên quyết trả lại và thừa nhận đó là sai lầm của bị cáo.
Bị cáo Nam cho rằng khi tổ chức các chuyến bay giải cứu này là nhằm mục đích vì công dân, thực hiện công tác bảo hộ công dân và không vì mục tiêu vụ lợi. Trên thực tế, những chuyến bay này được tính toán nhằm giảm giá thành cho công dân và được người dân rất hài lòng. Ban đầu, bị cáo Nam nghĩ số tiền bị cáo Nghĩa đưa là quà cảm ơn nên đã nhận số tiền này và không nghĩ đó là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đến nay bị cáo Nam nhận thức theo quy định pháp luật thì không được nhận số tiền này, bị cáo ý thức được sai lầm và đã hoàn trả lại số tiền này. Bị cáo thừa nhận nội dung cáo trạng truy tố là chính xác và chấp nhận tội danh “nhận hối lộ” mà Viện Kiểm sát đã truy tố đối với bị cáo.Tương tự bị cáo Vũ Hồng Nam, bị cáo Đỗ Hoàng Tùng (cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) đánh giá các chuyến bay do các doanh nghiệp tổ chức đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo hộ công dân. Với hiệu quả công việc này, bị cáo Tùng chỉ nghĩ đơn giản số tiền mà các doanh nghiệp đưa là quà cảm ơn và đã nhận số tiền đó. Bị cáo Tùng tự hiểu việc cảm ơn này của các doanh nghiệp là có ý nhờ bị cáo tiếp tục tạo điều kiện cho các chuyến bay tiếp theo.
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo Tùng đã nhận thức rõ, sâu sắc lỗi lầm của mình, theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng là không được phép nhận số tiền này và mong muốn khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra. Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng khai khi tiếp xúc với các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp phép các chuyến bay giải cứu đều tạo điều kiện hỗ trợ họ tối đa, không yêu cầu hay đòi hỏi các doanh nghiệp này phải nộp tiền. Số tiền mà bị cáo Dũng đã nhận của các doanh nghiệp là do bị cáo xác định đó là khoản tiền cảm ơn mà không nghĩ đó là hành vi vi phạm pháp luật. Bị cáo Tô Anh Dũng xin thành khẩn nhận lỗi, ăn năn hối lỗi, thừa nhận nội dung và tội danh “nhận hối lộ” mà cáo trạng truy tố bị cáo là đúng. Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, bị cáo Dũng và gia đình đã nộp gần 17 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Hiện bị cáo đang tác động gia đình để nộp nốt số tiền hưởng lợi bất chính còn lại. Bị cáo Dũng mong được Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.Bị cáo Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) thừa nhận sai phạm của mình và toàn bộ nội dung cáo trạng của Viện Kiểm sát Tối cao đã truy tố đối với bị cáo là đúng. Bị cáo Dũng bày tỏ sự tiếc nuối về những sai phạm của mình, nhất là trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch. Bị cáo Dũng đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ và mong được Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo.
Sáng 13/7, phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo./.- Từ khóa :
- vụ án chuyến bay giải cứu
- đưa hối lộ
- hối lộ
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Nhiều bị cáo khai bị ép đưa hối lộ
20:14' - 11/07/2023
Cuối giờ chiều 11/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ “Chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với gần 600 chủng loại
21:26' - 17/04/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ phát hiện gần 600 loại sữa giả: Chi cục ATVSTP Hà Nội nói gì về việc cấp giấy phép công bố
21:21' - 17/04/2025
Trong số gần 600 loại sữa giả mới bị phát hiện, Chi cục ATVSTP Hà Nội cấp giấy tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của 71 sản phẩm, chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng.
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an xử lý vụ sữa giả
21:17' - 17/04/2025
Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn.
-
Kinh tế và pháp luật
Sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả
19:44' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
-
Kinh tế và pháp luật
Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
19:05' - 17/04/2025
Các sản phẩm do các đối tượng làm giả không xâm nhập được vào trong hệ thống các bệnh viện công lập do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Giả mạo văn bản của Bộ Y tế về chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em
18:05' - 17/04/2025
Bộ Y tế vừa phát hiện một văn bản giả mạo có tiêu đề “V/v tổ chức chương trình sức khỏe răng miệng cho trẻ em”, mang số hiệu 424/BYT-KCB, đề ngày 25/3/2025.
-
Kinh tế và pháp luật
Hai cô cháu tử vong trong phòng trọ bị khóa ngoài
17:44' - 17/04/2025
Chiều 17/4, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Công an thành phố Dĩ An phong tỏa hiện trường, điều tra vụ hai người tử vong trong phòng trọ ở phường Tân Bình, thành phố Dĩ An.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá ổ nhóm cho vay nặng lãi, bắt giữ 9 đối tượng
08:46' - 17/04/2025
Công an thành phố Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự phát hiện nhóm đối tượng có hoạt động cầm đồ, cho vay với lãi suất cao và gây ra một số vụ cố ý gây thương tích.
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Phó Vụ trưởng Bộ Công Thương hầu tòa do sai phạm cấp phép kinh doanh xăng dầu
16:11' - 16/04/2025
Ngày 6/5 tới sẽ mở phiên tòa xét xử cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Lộc An cùng 3 đồng phạm trong vụ án sai phạm cấp phép kinh doanh xăng dầu.