Các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu
Chiều 24/6, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong tháng 6/2020 đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại xã Đắk Sor, huyện Krông Nô, 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, trong đó có một trường hợp tử vong tại xã Quảng Hòa.
Khu vực này có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48-52%. Các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
Các ổ dịch đã ổn định
Ngay sau khi ghi nhận thông tin các trường hợp mắc, Cục Y tế dự phòng đã đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cử đội đáp ứng nhanh hỗ trợ địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch.
Đồng thời, Cục chỉ đạo ngành Y tế địa phương tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, cách ly kịp thời các trường hợp mắc, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần và có nguy cơ.
Y tế cơ sở đã tiến hành phun khử khuẩn môi trường tại khu vực ổ dịch và tại các gia đình có học sinh đi về tại địa phương; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Bên cạnh đẩy mạnh công tác thu dung, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất số biến chứng nặng và tử vong, ngành Y tế đã tổ chức tiêm vắc xin chống dịch tại khu vực ổ dịch; triển khai các chốt cách ly toàn bộ các gia đình có người mắc bệnh, hạn chế người ra vào tại khu vực ổ dịch.
Y tế địa phương đẩy mạnh truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình và tại địa phương để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, đặc biệt tuyên truyền rõ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh và vận động người dân đưa trẻ em đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu bảo đảm đủ mũi, đúng lịch.
Đến nay, các ổ dịch đã ổn định, huyện Krông Nô đã qua 16 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới và huyện Đắk Glong đã qua 4 ngày không ghi nhận thêm trường hợp dương tính với bạch hầu.
Bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, thuộc nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.
Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh.
Trước đây, bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta. Do đó, người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
5. Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định, yêu cầu của cơ quan y tế.
Lịch tiêm chủng vắc xin SII hoặc ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi
Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Đắk Nông có 8 ca mắc bệnh bạch hầu
18:09' - 22/06/2020
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông, tính đến hết ngày 21/6, toàn tỉnh Đắk Nông ghi nhận 8 ca mắc bệnh bạch hầu tại 2 huyện Krông Nô và Đắk G’Long.
-
Kinh tế tổng hợp
Đắk Nông: Một bệnh nhân tử vong do bệnh Bạch hầu
22:48' - 20/06/2020
Trên địa bàn xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long (tỉnh Đắk Nông) vừa ghi nhận hai trường hợp dương tính với vi khuẩn Bạch hầu, trong đó có một trường hợp tử vong.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Một phụ nữ nhập viện sau khi dùng thuốc giảm cân thải độc, collagen không rõ nguồn gốc
16:46'
Các sản phẩm được quảng cáo có tác dụng giảm cân, thải độc, tăng cường miễn dịch và cải thiện làn da.
-
Đời sống
Không gian văn hóa mới hút hồn du khách tại Đà Nẵng
15:59'
Từ ngày 4/7/2025, Bảo tàng Đà Nẵng chính thức bán vé phục vụ du khách tham quan, trải nhiệm lịch sử, văn hóa thành phố trong suốt chiều dài lịch sử.
-
Đời sống
Điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 chính thức
15:57'
Dưới đây là danh sách đầy đủ điểm chuẩn lớp 10 các trường THPT tại Hà Nội năm 2024.
-
Đời sống
Quy hoạch mã vùng điện thoại cố định sau sắp xếp tỉnh, thành phố
14:42'
Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Đời sống
Trợ lý AI hỗ trợ tra cứu đơn vị hành chính mới
11:46'
Từ máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh, người dân có thể dễ dàng tra cứu hoàn toàn miễn phí mọi thông tin về đơn vị hành chính mới.
-
Đời sống
Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ
10:57'
Từ bao đời nay, ruộng bậc thang không chỉ là nơi canh tác phù hợp với địa hình miền núi, mà còn là biểu tượng sống động cho sự kết tinh giữa con người và thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc.
-
Đời sống
Cấp cứu thành công bệnh nhi 1 tháng tuổi ngộ độc sái thuốc phiện
10:36'
Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình thông tin, Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận và cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhi 1 tháng tuổi ngộ độc sái thuốc phiện.
-
Đời sống
Nắng nóng khắc nghiệt bao trùm Italy
09:24'
Một đợt nắng nóng dai dẳng và khắc nghiệt đã và đang bao trùm phần lớn nước này, khiến các thành phố lớn phải đưa ra cảnh báo đỏ, gây căng thẳng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
-
Đời sống
Xem lại điểm chuẩn vào lớp 10 Hà Nội 2024: Trường nào cao nhất?
09:24'
Dưới đây là danh sách đầy đủ điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội 2024, giúp phụ huynh và học sinh tham khảo để dự đoán xu hướng năm 2025 và lựa chọn trường phù hợp.