Các công ty hàng tiêu dùng lớn lên kế hoạch giảm tốc độ tăng giá

14:43' - 23/02/2024
BNEWS Hai trong số các công ty hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới, Danone và Nestle cho biết họ sẽ giảm tốc độ tăng giá các sản phẩm vào năm 2024 sau 2 năm tăng giá khiến khách tìm lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Tuy vậy, Danone - công ty sở hữu các thương hiệu bao gồm nước Evian, Badoit và sữa chua Activia, cảnh báo giá vẫn sẽ tăng, với lý do cần phải bù đắp chi phí lao động và giá vận chuyển. Trong khi đó, Nestle cho biết họ nhận thấy ít tác động từ chi phí vận chuyển hơn so với những năm trước, mặc dù đã có một số căng thẳng từ các cuộc tấn công vào những chuyến tàu chở hàng ở Biển Đỏ.

 

Thông báo của hai công ty trên được đưa ra sau đối thủ của họ là Unilever (Anh) cũng cho biết rằng việc tăng giá - vốn đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt kéo dài - sẽ bắt đầu giảm bớt.

Để giải thích cho xu hướng tăng giá bán, ngành hàng hóa tiêu dùng đã viện dẫn sự gia tăng chi phí đầu vào bắt đầu từ đại dịch COVID-19, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị xáo trộn và trở nên trầm trọng hơn do cuộc xung đột Nga-Ukraine hai năm trước.

Giám đốc điều hành Nestle Mark Schneider nói: “Chúng tôi chưa từng thấy lạm phát tăng vọt như vậy kể từ năm 1973, 1974”. Khi mọi thứ từ dầu hướng dương đến vận chuyển hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, tranh chấp giữa các nhà bán lẻ và các công ty hàng tiêu dùng ngày càng gia tăng. Các chính phủ đã chỉ trích việc tăng giá và buộc một số công ty chịu trách nhiệm, đáng chú ý nhất là ở Pháp.

Ngày càng nhiều người lo ngại rằng các công ty đang đẩy giá tăng quá xa, đặc biệt là khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt giúp các nhãn hiệu riêng của các nhà bán lẻ giành lấy thị phần, đã khiến một số nhà đầu tư và nhà phân tích kêu gọi tập trung vào tiếp thị và đổi mới.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục