Các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao thành tựu kinh tế-xã hội của Việt Nam
Theo đặc phái viên TTXVN, tọa đàm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), chính quyền tỉnh Hiroshima, Nhật Bản tổ chức.
Cùng dự có Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Chủ tịch ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; lãnh đạo các bộ, tỉnh Hiroshima, các hiệp hội, doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.
Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao thành tựu kinh tế-xã hội của Việt Nam - nước phát triển năng động nhất Đông Nam Á; có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; luôn lắng nghe tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; có nguồn lao động dồi dào và trẻ, trình độ ngày càng được nâng cao. Việt Nam và Nhật Bản gần gũi về văn hóa, lịch sử. Các doanh nghiệp Nhật Bản xác định Việt Nam là địa chỉ đầu tư hàng đầu; mong muốn tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trên các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, logistics, bất động sản, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô điện, tài chính-ngân hàng, thiết bị tự động hóa, may mặc, bán lẻ…Doanh nghiệp Nhật Bản đề nghị Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện nhiều hơn nữa để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhất là việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, cung cấp ổn định năng lượng xanh cho sản xuất, có chính sách ưu đãi đối với một số lĩnh vực kinh tế ưu tiên, nới lỏng chính sách cấp giấy phép lao động…
Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn sự chia sẻ, đồng hành, quyết tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức; đồng hành cùng Việt Nam chiến thắng đại dịch COVID-19 để ổn định, phát triển, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Theo Thủ tướng, sau 50 năm thiết lập, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tốt đẹp hơn bao giờ hết, ngày càng thực chất, hiệu quả. Hiện nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ cho biết, sau hơn 35 năm đổi mới, chưa bao giờ Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như hiện nay. Việt Nam xây dựng đất nước dựa vào 3 trụ cột chính là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Cùng với đó, thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng. Qua đó tạo điều kiện tốt nhất thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thuận lợi.
Xuyên suốt quá trình đó, lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn luôn lắng nghe để thấu hiểu, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra một cách phù hợp, hiệu quả, trong đó có các vấn đề của doạnh nghiệp. Việt Nam tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng; ưu tiên cho 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, trong đó tập trung vào các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu, kinh tế trí thức…; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, vốn, quản trị, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thể chế… để thực hiện mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050. Thủ tướng ghi nhận các ý kiến của các doanh nghiệp, cho biết những vấn đề này cũng đã được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doạnh nghiệp phát triển, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản. “Chúng ta đã hợp tác, chia sẻ, quyết tâm, cố gắng và thành công, thì tiếp tục thúc đẩy hợp tác, chia sẻ, quyết tâm, cố gắng và thành công hơn nữa trong điều kiện mới; góp phần vun đắp quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thiết thực, hiệu quả”, Thủ tướng nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tàu “Suiso Frontier” vận chuyển hydro lỏng đầu tiên trên thế giới
12:53' - 21/05/2023
Sáng 21/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cảng Itsukaichi và tàu “Suiso Frontier” vận chuyển hydro lỏng đầu tiên trên thế giới
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu
08:12' - 21/05/2023
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng, chiều 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu thông điệp tại phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng
17:33' - 20/05/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Phiên họp “Cùng hợp tác xử lý đa khủng hoảng” - Phiên họp đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển mở rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau
13:03' - 20/05/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp người đồng cấp Canada Justin Trudeau để trao đổi, thảo luận về hợp tác song phương, cũng như các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng với Indonesia
08:29'
Nhà Trắng đã công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng giữa Mỹ và Indonesia nhằm tăng cường quan hệ kinh tế song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà xuất bản lớn của Đức bị tin tặc tấn công
08:26'
Tập đoàn cho biết vụ tấn công đã bị chặn đứng và mọi hoạt động đưa tin trực tuyến cũng như sản xuất báo chí vẫn diễn ra bình thường mà không bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Bộ trưởng Tài chính Mỹ nêu thời gian đàm phán với Trung Quốc
08:24'
Bộ trưởng Scott Bessent sẽ trao đổi với các quan chức Trung Quốc vào ngày 28 - 29/7 trong vòng đàm phán cấp cao thứ 3 để thảo luận về việc có nên gia hạn hoãn áp thuế như hiện nay hay không.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ rút khỏi UNESCO
21:29' - 22/07/2025
Mỹ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong (Trung Quốc): Bão Wipha có thể gây thiệt hại 255 triệu USD chỉ trong một ngày
18:15' - 22/07/2025
Các nhà kinh tế học cho biết bão Wipha có thể đã gây ra thiệt hại tài chính lên tới 2 tỷ HKD tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), tương đương 255 triệu USD, chỉ trong ngày 20/7.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tập trung chuyển đổi xanh và hiện đại hoá công nghệ để phát triển bền vững
15:18' - 22/07/2025
Kế hoạch Malaysia lần thứ 13 sẽ tập trung vào chuyển đổi xanh, hiện đại hóa các ngành công nghệ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tăng cường khả năng phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chi 4,5 tỷ baht để triển khai chiến lược phát triển du lịch chất lượng
14:26' - 22/07/2025
Chính phủ Thái Lan đã phân bổ ngân sách 4,5 tỷ baht (khoảng 139,5 triệu USD) để triển khai 22 sáng kiến chiến lược phát triển du lịch chất lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bước ngoặt mới về bằng sáng chế giữa EU và Trung Quốc
10:17' - 22/07/2025
Theo quyết định được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố ngày 21/7, Liên minh châu Âu (EU) đang có ưu thế liên quan tới tranh chấp thương mại với Trung Quốc về sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Thế giới
EU chuẩn bị biện pháp đáp trả khi Mỹ muốn tăng thuế quan
09:43' - 22/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) vẫn mong muốn có một thoả thuận thương mại với Mỹ, nhưng khối này được cho là đang chuẩn bị các biện pháp đáp trả khi Tổng thống Trump có lập trường cứng rắn.