Các lệnh trừng phạt Nga ảnh hưởng thế nào đến lĩnh vực hàng không vũ trụ quốc tế?
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trang tin của kênh phát thanh Franceinfo mới đây cho biết để đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), cuối tuần trước Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) đã ra thông báo dừng các vụ phóng tên lửa Soyuz từ sân bay vũ trụ Kourou ở Guiana, một tỉnh hải ngoại thuộc Pháp. Quyết định này đã gây hậu quả trực tiếp đến nhiều dự án không gian vũ trụ của châu Âu.
Hậu quả đầu tiên là kế hoạch phóng 2 vệ tinh Galileo, được coi là GPS của châu Âu, dự kiến diễn ra vào ngày 6/4 tới chắc chắn sẽ bị hoãn lại do được phóng bằng tên lửa Soyuz của Nga. Roscosmos đã đình chỉ hợp tác với các đối tác châu Âu và rút toàn bộ nhân sự khỏi Guiana.
Theo nguồn tin từ phía Pháp, nếu không còn các nhân sự chuyên môn của Nga, không một tên lửa Soyuz nào có thể cất cánh từ Guiana.
Kể từ năm 2011, Nga đã giúp đối tác Pháp phóng nhiều vệ tinh vào không gian. Xung đột tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây là một tin xấu cho Arianespace, bởi trước đó công ty này đã lên kế hoạch phóng tổng cộng 3 tên lửa Soyuz từ Kourou trong năm nay.
Đây chính là chủ đề quan trọng được nêu trong cuộc họp về khủng hoảng của Cơ quan Vũ trụ châu Âu vào cuối tháng 2 vừa qua. Tiếp theo là dự án sinh học vũ trụ Exomars.
Theo kế hoạch, một robot tự hành của châu Âu có tên là Rosalind Franklin sẽ được phóng lên từ sân bay Baikonur ở Kazakhstan vào tháng 10 tới, bằng tên lửa Proton của Nga. Robot này sẽ được thả lên sao Hỏa và sử dụng mô-đun hạ cánh cũng là của Nga.
Dự kiến robot Rosalind Franklin phải được vận chuyển đến Nga vào mùa Xuân này trên một chiếc máy bay vận tải chuyên dụng đặc biệt của Nga.
Xung đột Nga-Ukraine chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ dự án rất được châu Âu mong chờ này.
Ngoài ra, Nga đang đóng vai trò là trung tâm của dự án Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) nhờ nắm giữ các mô-đun cần thiết cho việc duy trì hoạt động bình thường của trạm vũ trụ, thực hiện vận chuyển hàng hóa và tham gia các thay đổi của phi hành đoàn.
Nga cũng chịu trách nhiệm duy trì trạm quốc tế trên quỹ đạo. Hằng năm, Nga đều thực hiện các điều chỉnh độ cao bằng động cơ của các tàu tự động Tiến bộ.
Nếu không có những thao tác này, ISS có thể tan rã trong không gian hoặc rơi trở lại Trái Đất thành từng mảnh.
Tuy nhiên, theo nhận định của Tổng biên tập tạp chí Aerospatium (Pháp), Stefan Barensky, dù xung đột tác động mạnh đến lĩnh vực không gian vũ trụ, song Nga sẽ không thể rút khỏi ISS ngay lập tức bởi có sự phụ thuộc lớn giữa các phần của Nga và phần của Mỹ-Nhật Bản-châu Âu trong trạm vũ trụ
Các bộ phận đều có sự gắn kết chặt chẽ và không thể hoạt động tách rời. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp vũ trụ Nga cũng cần có nguồn thu ngoại tệ từ những dự án hợp tác này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga đối mặt với thách thức trừng phạt chưa từng có như đã cảnh báo
13:18' - 07/03/2022
Ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây đã đồng loạt triển khai các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga đúng như những gì đã cảnh báo trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến trừng phạt giữa Nga và phương Tây, ai thiệt hại nhiều hơn?
05:30' - 06/03/2022
Cuộc chiến tài chính và năng lượng tiềm ẩn những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó cũng xuất hiện mối đe dọa kinh tế khác đối với các nhà sản xuất vi mạch trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục áp đặt trừng phạt nhằm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga
08:28' - 05/03/2022
Bộ Thương mại Mỹ nêu rõ những quy định mới này nhằm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga với những biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt và xác định 91 thực thể hỗ trợ các hoạt động quân sự của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09'
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54'
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35'
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40'
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14'
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35'
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Cân bằng giữa kỳ vọng và thách thức
15:03' - 20/11/2024
Hội nghị G20 đặt trọng tâm vào cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng xã hội, bên cạnh các vấn đề nóng như cải cách quản trị toàn cầu, chuyển đổi năng lượng và đánh thuế quốc tế công bằng hơn.