Cuộc chiến trừng phạt giữa Nga và phương Tây, ai thiệt hại nhiều hơn?
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang leo thang, cuộc chiến trừng phạt kinh tế giữa Nga và phương Tây gần như mới bắt đầu. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh không ngừng tuyên bố các biện pháp trừng phạt kinh tế vào hệ thống tài chính của Nga.
Phản ứng của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước “các lệnh trừng phạt bất hợp pháp của phương Tây” là đặt các lực lượng hạt nhân trong tình trạng báo động cao. Nga cũng có thể "tấn công" vào nhu cầu năng lượng của châu Âu để thực hiện các biện pháp trả đũa mạnh mẽ.
Theo nhận định của chuyên gia David Uren trên trang mạng The Strategist của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), cuộc chiến tài chính và năng lượng tiềm ẩn những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó cũng xuất hiện mối đe dọa kinh tế khác đối với các nhà sản xuất vi mạch trên thế giới phải phụ thuộc vào nguồn khí hiếm tại Ukraine. Sau nhiều ngày thảo luận, các quốc gia phương Tây tuyên bố rằng lệnh trừng phạt sẽ áp dụng đối với Ngân hàng trung ương Nga và một số ngân hàng khác sẽ bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT - hệ thống giao dịch tài chính toàn cầu an toàn được các ngân hàng trên thế giới sử dụng cho các giao dịch quốc tế. Quyết định của các quốc gia phương Tây mang lại nhiều bất ngờ khi trước khi xảy ra căng thẳng tại Ukraine, Nga nắm giữ 643 tỷ USD dự trữ ngoại hối, lớn thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Nhật Bản và Thụy Sỹ. Chuyên gia phân tích Zoltan Pozsar của ngân hàng Credit Suisse cho rằng ước tính có khoảng 300 tỷ USD của Nga được gửi ở nước ngoài.Trước đó, vào năm 2019, khi cựu Tổng thống Donald Trump trừng phạt Ngân hàng trung ương Iran, Mỹ đưa ngân hàng của Iran vào “danh sách đen” để ngăn cản giao dịch bằng đồng USD mà còn cấm các tổ chức khác trên thế giới giao dịch với ngân hàng này.Chuyên gia Credit Suisse cho rằng việc đóng băng các quỹ của Nga ở nước ngoài sẽ gây bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, đẩy biên độ giữa lãi suất đi vay và cho vay cao hơn. Nga khó bảo vệ đồng tiền của mình, đồng ruble có thể bị mất giá mạnh, lạm phát tăng và buộc Ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất.
Trung Quốc sẽ cần hành động thận trọng và cân nhắc trong việc hỗ trợ Nga vì khi Ngân hàng trung ương Nga bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt, Trung Quốc sẽ khó hỗ trợ tài chính bởi có nguy cơ bị trừng phạt. Trước đây, Trung Quốc luôn tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.Các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) không nêu rõ ngân hàng nào của Nga sẽ bị loại khỏi mạng lưới SWIFT. Tuy nhiên, G7 có thể sẽ phải cân nhắc việc đưa vào danh sách các tổ chức và cá nhân cần để thanh toán cho việc nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga. Cơ quan Thống kê Đức vào tuần trước ước tính rằng chỉ riêng Đức đã chi 19 tỷ euro (27 tỷ USD) cho dầu mỏ và khí đốt của Nga trong năm 2021.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết các biện pháp trừng phạt cứng rắn vẫn có thể cho phép các giao dịch về năng lượng. Trong bối cảnh, bầu cử quốc hội Mỹ vào cuối năm 2022, chính quyền Tổng thống Biden rất muốn tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, đây có thể là biện pháp trả đũa mạnh mẽ của Nga đối với Mỹ và phương Tây.
Cho đến đầu năm 2022, nhiều ngân hàng trung ương, bao gồm cả Ngân hàng Dự trữ Australia, coi áp lực lạm phát gia tăng chỉ tồn tại “nhất thời” do áp lực nguồn cung xuất phát từ những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể khiến tình hình tồi tệ thêm, làm tăng nguy cơ “lạm phát đình trệ” theo kiểu những năm 1970 với kinh tế tăng trưởng thấp trong khi tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp đều cao.Căng thẳng Nga và Ukraine có thể gây bất ổn trên thị trường tài chính và năng lượng toàn cầu vì Nga là nguồn xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất trên toàn cầu, trong khi Ukraine đứng thứ 5, chỉ sau Australia. Giống như nhiều mặt hàng khác, lúa mỳ vốn đã khan hiếm với giá cả tăng nhanh trước khi Nga thực hiện chiến lược quân sự đặc biệt ở Ukraine.Như vậy, các nước phương Tây có thể phải cân nhắc trong việc loại mặt hàng lúa mỳ khỏi các lệnh trừng phạt như dầu mỏ và khí đốt hay không? Bên cạnh đó, Nga cũng là nước xuất khẩu các kim loại có ứng dụng công nghệ cao quan trọng như nhôm, niken, titan và Ukraine là nhà cung cấp khí hiếm được sử dụng trong sản xuất vi mạch.Mặc dù cả Nga và Ukraine đều không hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu theo cách của các nền kinh tế lớn của phương Tây và châu Á, nhưng cả hai đều là những quốc gia tiên tiến có mối liên kết nhất định đối với phần còn lại của thế giới. Do đó cuộc khủng hoảng của hai nước này sẽ tác động đến chính nền kinh tế Nga và Ukraine cũng như tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga tuyên bố ngừng bắn để mở hành lang nhân đạo cho dân thường
14:30' - 05/03/2022
Nga đã tuyên bố ngừng bắn một phần nhằm tạo điều kiện mở các hành lang nhân đạo cho dân thường rời khỏi các thành phố Mariupol và Volnovakha của Ukraine.
-
Doanh nghiệp
Hãng chế tạo máy bay dân dụng lớn thứ 3 thế giới thu hẹp hoạt động tại Nga
13:12' - 05/03/2022
Đại diện hãng chế tạo máy bay lớn nhất Brazil khẳng định sẽ tuân thủ các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt đối với Nga và một số khu vực của Ukraine.
-
Giá vàng
Căng thẳng Nga - Ukraine khiến giá vàng tiến hơn 4% trong tuần qua
11:11' - 05/03/2022
Giá vàng thế giới tăng hơn 1% trong phiên 4/3, giữa lúc các nhà đầu tư ngày một lo lắng về diễn biến phức tạp xung quanh cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục áp đặt trừng phạt nhằm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga
08:28' - 05/03/2022
Bộ Thương mại Mỹ nêu rõ những quy định mới này nhằm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga với những biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt và xác định 91 thực thể hỗ trợ các hoạt động quân sự của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30'
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.
-
Phân tích - Dự báo
Chương trình "Mua trước, Trả sau": Cạm bẫy nợ nần tại Malaysia?
05:30'
Các chương trình "Mua trước, Trả sau" đang phát triển nhanh chóng tại Malaysia đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bảo vệ người tiêu dùng và tình trạng vay mượn quá mức.
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chảy máu chất xám, Mỹ trả giá đắt?
05:30' - 09/07/2025
Theo một số chuyên gia phân tích, bằng cách tấn công vào những biểu tượng giáo dục hàng đầu, chính quyền Tổng thống Trump đang làm suy yếu một trong những “viên ngọc quý” của nước Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,9%
14:42' - 08/07/2025
Với diễn biến tích cực trong quý II/2025, Ngân hàng UOB (Singapore) điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách tiền tệ trong sương mù
06:30' - 08/07/2025
Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng chính sách lãi suất do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump khiến viễn cảnh thuế quan luôn mịt mờ.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và EU chạy nước rút trước thời hạn áp thuế ngày 9/7
05:30' - 08/07/2025
Khi lệnh tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ sắp kết thúc, các nhà đàm phán Mỹ và EU vẫn đang tranh luận về thỏa thuận thương mại sơ bộ, nhằm trì hoãn giải quyết những tranh chấp thương mại song phương.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.