Các nền kinh tế mới nổi tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trong 25 năm tới
Trong báo cáo thường niên có tên gọi "Viễn cảnh năng lượng thế giới" công bố ngày 10/11, IEA nhận định, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á là những khu vực có mức tiêu thụ năng lượng lớn.
Tuy nhiên, các quốc gia phát triển lại không theo xu hướng này. Cụ thể, đến năm 2040, mức tiêu thụ năng lượng tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm khoảng 15%, trong khi tỷ lệ này tại Nhật Bản sẽ giảm khoảng 12% và tại Mỹ là 3%.
Theo báo cáo của IEA, trong tương lai các nước sẽ chú trọng đến sử dụng nhiên liệu ít carbon hơn. Tỷ lệ nhiên liệu phi hóa thạch chiếm trong tổng số các loại nhiên liệu được dự đoán tăng từ 19% ở thời điểm hiện tại lên mức 25% đến năm 2040.
Tương tự như nhiên liệu phi hóa thạch, IEA nhận định khí gas tự nhiên - nhiên liệu sản sinh ít khí carbon nhất trong các nhiên liệu hóa thạch- sẽ chiếm ưu thế và dần thay thế các loại nhiên liệu có lượng khí thải carbon lớn hơn.
Trước thềm Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp), nhiều quốc gia đã đưa ra các cam kết nhằm đẩy mạnh hệ thống năng lượng hiệu quả hơn và tăng cường sử dụng các nhiêu liệu ít carbon.
Tuy nhiên, IEA cho rằng điều này lại không đồng nghĩa với việc giảm nhu cầu về năng lượng đang gia tăng trên toàn cầu.
Cũng trong báo cáo thường niên này, IEA dự đoán khoảng 5 năm tới, giá dầu thô thế giới sẽ dần được cải thiện, tăng lên mức 80 USD/thùng. Trong khi đó, nhu cầu về mặt hàng này cũng sẽ tăng lên mức 900.000 thùng/ngày vào năm 2020 và tăng dần lên 103,5 triệu thùng/ ngày đến năm 2040.
Báo cáo của IEA cho rằng trong hai thập kỷ tới, nhu cầu về dầu thô dường như ổn định hơn trong khi chính phủ nhiều nước tiếp tục chính sách cắt giảm trợ giá đối với mặt hàng này song song với việc thúc đẩy tính hiệu quả về năng lượng và các nguồn năng lượng thay thế.
Từ tháng 6/2014 cho đến nay, giá dầu thô đã giảm nhanh chóng, từ mức hơn 100 USD/thùng xuống còn khoảng 50 USD/thùng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu dầu thô chủ chốt mà còn tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư.
Theo nhận định của IEA, trong năm 2015, mức đầu tư vào công nghiệp khai thác dầu thô sẽ giảm hơn 20% và viễn cảnh này vẫn tiếp tục trong năm tới./.
TTXVN
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng quốc tế về quyết định của Tổng thống D.Trump rút Mỹ khỏi WHO
21:41'
Ngày 21/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút nước này khỏi WHO, đồng thời hy vọng ông sẽ "xem xét lại".
-
Kinh tế Thế giới
Những sắc lệnh đáng chú ý của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay khi nhậm chức
18:50'
Ngày 20/1, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập tức cải tổ chính phủ thông qua việc ký loạt sắc lệnh hành pháp, hiện thực hóa cam kết khi tranh cử.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Đức: EU đã sẵn sàng cho khả năng bị Mỹ áp thuế
17:53'
Bộ trưởng Robert Habeck nói rằng, Đức và EU phải tự cứu lấy mình bằng cách đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ.
-
Kinh tế Thế giới
Những sản phẩm và công ty trong "tầm ngắm" thuế quan của Mỹ
17:16'
Việc áp thuế quan trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng tiêu dùng của người Mỹ, từ giày thể thao, đồ chơi đến ô tô, bia và bơ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh "soán ngôi" Đức thành địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất châu Âu
16:19'
Vương quốc Anh đã vượt Đức để trở thành địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất ở châu Âu, ngay cả khi kế hoạch tăng thuế kỷ lục của Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves làm trì trệ thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump ra tuyên bố mới về chiến lược không gian
16:16'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 đã khẳng định quyết tâm "cắm quốc kỳ" trên Sao Hỏa.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Tổng thống D. Trump tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài của Mỹ trong 90 ngày
15:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài trong 90 ngày để đánh giá mức độ hiệu quả và phù hợp của các chương trình này với chính sách đối ngoại của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ định quyền Bộ trưởng Quốc phòng
15:00'
Truyền thông Mỹ đưa tin, Tổng thống Donald Trump đã chỉ định ông Robert Salesses làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng trong khi chờ Thượng viện phê chuẩn ứng viên chính thức là ông Pete Hegseth.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng
14:44'
Trong ngày nhậm chức, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng và khôi phục lại hoạt động khai thác dầu khí tại Bắc Cực và các khu vực ven biển nước Mỹ.