Các nước Arập cảnh báo hậu quả nghiêm trọng khi đối đầu quân sự
Loạt phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia và tổ chức quốc tế thể hiện mối quan ngại sâu sắc về nguy cơ bùng phát một cuộc xung đột khu vực quy mô lớn.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi trong cuộc điện đàm ngày 22/6 với Quốc vương Oman Haitham bin Tariq đã cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” của việc mở rộng xung đột giữa Iran và Israel, sau khi Mỹ không kích các cơ sở Fordow, Natanz và Isfahan.
Ông El-Sisi nhấn mạnh sự cấp thiết của việc khôi phục tiến trình đàm phán nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh toàn diện tại Trung Đông, đồng thời kêu gọi tôn trọng chủ quyền quốc gia và Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ).
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cũng điện đàm với lãnh đạo các nước Bahrain, Oman, Qatar, Kuwait và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), thể hiện sự đoàn kết giữa các quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Theo hãng tin SPA, các nhà lãnh đạo khẳng định quyết tâm theo đuổi các giải pháp ngoại giao, kiềm chế và ngăn chặn xung đột leo thang.
Trong khi đó, Jordan cảnh báo về “hậu quả thảm khốc” nếu xung đột tiếp diễn, còn Thổ Nhĩ Kỳ gọi đây là “sự leo thang nghiêm trọng nhất”, nhấn mạnh nguy cơ biến một cuộc tranh chấp khu vực thành khủng hoảng toàn cầu. Sudan, Liban cùng 3 nhóm vũ trang Palestine gồm Phong trào Hồi giáo Hamas, Jihad Hồi giáo và Mặt trận Nhân dân giải phóng Palestine, cũng chỉ trích Mỹ và Israel, cho rằng hành động quân sự này phục vụ lợi ích chiến lược của Tel Aviv và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc tế.
Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) Jasem Mohamed Albudaiwi ngày 22/6 khẳng định việc Mỹ tấn công trực tiếp các cơ sở hạt nhân Iran làm gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, ổn định của toàn khu vực. Ông lên án các hành động quân sự đe dọa hòa bình, đồng thời kêu gọi ngừng bắn và kiềm chế tối đa.
Liên đoàn Arab (AL) cũng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước diễn biến mới nhất và lên án mọi hành động vi phạm chủ quyền quốc gia. Trong tuyên bố cùng ngày, AL cảnh báo rằng sự leo thang chỉ dẫn đến chu kỳ bạo lực kéo dài và những hậu quả tiêu cực khó lường, đồng thời khẳng định chỉ có giải pháp ngoại giao mới là con đường đúng đắn để giải quyết tranh chấp.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập cuộc họp khẩn của Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia, tuyên bố “không một giải pháp quân sự thuần túy nào có thể mang lại ổn định” trong khu vực. Ông Macron kêu gọi khẩn trương nối lại con đường ngoại giao nhằm ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân và tái khẳng định Pháp không tham gia chiến dịch không kích của Mỹ.
Trang web của Điện Élysées tối 22/6 cũng đăng tải Tuyên bố chung của lãnh đạo E3 (Pháp, Đức và Anh) về tình hình Trung Đông, trong đó cho biết 3 nước đã thảo luận về những diễn biến mới nhất tại Trung Đông trước đó cùng ngày và khẳng định cam kết đối với hòa bình và ổn định cho tất cả các quốc gia trong khu vực.
Các nước E3 cũng tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với an ninh của Israel và nhấn mạnh quan điểm Iran không bao giờ được phép sở hữu vũ khí hạt nhân và “không được tiếp tục là mối đe dọa” đối với an ninh khu vực. Ba nước kêu gọi Tehran nhanh chóng tham gia đàm phán toàn diện để giải quyết mọi quan ngại liên quan đến chương trình hạt nhân của mình. Đức cảnh báo nếu ngoại giao không được khôi phục sớm, nguy cơ mất kiểm soát là rất cao.
Từ Canberra, Ngoại trưởng Australia Penny Wong tuyên bố ủng hộ hành động của Mỹ với mục tiêu ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “tránh leo thang và trở lại đàm phán”.
Australia đã đóng cửa Đại sứ quán tại Iran, cử máy bay quân sự hỗ trợ sơ tán công dân và tạm ngừng các chuyến bay sơ tán khỏi Israel do không phận bị đe dọa.
Nhật Bản đánh giá cuộc tấn công của Mỹ thể hiện quyết tâm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran, nhưng cũng bày tỏ “vô cùng đáng tiếc” vì tình hình leo thang nhanh chóng thành đối đầu quân sự.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Chính phủ Nam Phi thể hiện quan điểm trung lập nhưng lo ngại sâu sắc, kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng ảnh hưởng để thúc đẩy các bên quay lại đối thoại. Pretoria đề xuất trao vai trò trung tâm cho LHQ trong việc dẫn dắt quá trình giải quyết xung đột.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/cac-nuoc-arap-canh-bao-hau-qua-nghiem-trong-khi-doi-dau-quan-su-20250623102602137.htm
- Từ khóa :
- căng thẳng israel - iran
- iran
- israel
- mỹ tấn công iran
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Các nước đẩy nhanh sơ tán công dân khỏi Israel và Iran
10:34' - 23/06/2025
Bộ Ngoại giao Mỹ đã tăng cường các chuyến bay sơ tán khẩn cấp để tạo điều kiện cho công dân nước này rời Israel.
-
Thị trường
Thị trường toàn cầu chao đảo vì lo ngại kịch bản Iran đáp trả Mỹ
09:39' - 23/06/2025
Ngày 23/6, thị trường tài chính thế giới mở đầu tuần mới trong tâm trạng lo âu khi giới đầu tư dõi theo những diễn biến tiếp theo từ vụ tấn công của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
-
Ý kiến và Bình luận
Dự báo những kịch bản có thể xảy ra sau khi Mỹ tấn công Iran
08:49' - 23/06/2025
Việc Mỹ xác nhận hành động quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran đã làm thay đổi tương quan lực lượng ở Trung Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những quốc gia nào dễ bị ảnh hưởng nhất nếu Tổng thống Mỹ áp mức thuế 100%?
14:49' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 100% lên đối tác thương mại của Nga nếu quốc gia này không đạt được thỏa thuận giải quyết xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 6
07:37' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 vừa qua tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU không thông qua được gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
07:36' - 16/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thông qua một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi Slovakia đã ngăn cản đề xuất này do những quan ngại về an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Trump cân nhắc bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Bessent làm Chủ tịch Fed
07:31' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent là một trong những phương án có thể thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ pin
07:31' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Trung Quốc đã siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ vật liệu pin trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng hóa Indonesia nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu thuế quan 19%
07:08' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 đã công bố một thỏa thuận thương mại với Indonesia, theo đó Mỹ sẽ áp dụng mức thuế quan 19% với hàng hóa từ quốc gia Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiến hành truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp
15:19' - 15/07/2025
Nhà chức trách liên bang Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp tại hai trang trại cần sa ở Nam California, bắt giữ hơn 360 người.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát Mỹ ngày càng chịu sức ép lớn hơn từ thuế quan
11:08' - 15/07/2025
Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới sẽ là phép thử cho nhận định này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế bạc tại Trung Quốc tạo ra thị trường trị giá nghìn tỷ
09:47' - 15/07/2025
Kinh tế bạc (kinh tế phục vụ cho người cao tuổi) đang tăng tốc, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng cuộc sống của nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc ngày càng nâng cao.