Các nước châu Á - Thái Bình Dương hy vọng đàm phán RCEP sẽ tiến triển
Ngày 1/7, các bộ trưởng từ 16 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nhóm họp tại Tokyo (Nhật Bản) để đẩy nhanh quá trình đàm phán tiến tới một hiệp định thương mại tự do chung, hay còn gọi là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong bối cảnh những lo ngại từ chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.
Tại cuộc họp do Nhật Bản và Singapore đồng chủ trì, các bên mong muốn thu hẹp những bất đồng và những điểm khác biệt trong các lĩnh vực như giảm thuế quan, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử nhằm sớm đạt thỏa thuận về RCEP. Đây cũng là cuôc họp đầu tiên tổ chức ở một quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á. 16 quốc gia tham gia đàm phán RCEP, đóng góp gần 1/3 giá trị thương mại và kinh tế toàn cầu, đều hy vọng sẽ sớm đạt được tiến triển và sự thống nhất trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng áp thuế nhập khẩu nhằm vào các đối tác thương mại với lý do vì an ninh quốc gia. Điều này làm gia tăng nguy cơ chiến tranh thương mại, sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu. Phát biểu trước khi bắt đầu cuộc họp, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết trong bối cảnh quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, các cuộc đàm phán về RCEP thu hút nhiều sự chú ý hơn và được xem như cơ hội kiểm chứng các quốc gia châu Á có thể đoàn kết, đề cao chủ nghĩa tự do thương mại hay không. Ông Abe cũng kêu gọi tạo lập một thị trường tự do, công bằng và dựa trên các luật định chung. Kể từ khi các cuộc đàm phán RCEP bắt đầu từ năm 2013 cho tới nay, các quốc gia mới chỉ nhất trí được hai trong số 18 điều khoản cần thống nhất. Trong lúc một số quốc gia như Nhật Bản muốn nâng cao cấp độ tự do thương mại thì Trung Quốc và Ấn Độ lại tỏ ra thận trọng hơn. Nhật Bản cũng ủng hộ mục tiêu của các quốc gia ASEAN nhằm kết thúc quá trình đàm phán vào cuối năm nay, trong khi cũng hướng tới một thỏa thuận thương mại cân đối và chất lượng cao. 16 quốc gia đàm phán RCEP gồm 10 nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.>>> Hàn Quốc, Philippines nhất trí thúc đẩy sớm ký kết hiệp định RCEP
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy nhanh đàm phán về FTA, RCEP
10:43' - 09/05/2018
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, Nhật Bản và Hàn Quốc cần đẩy nhanh đàm phán về Hiệp định thương mại tự do 3 bên để sớm đạt được Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán RCEP có nhiều tiến triển
16:12' - 19/04/2018
Ngày 19/4, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang đạt được tiến triển đáng kể.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.