Cách để Singapore duy trì vị trí trung tâm vận tải biển số một toàn cầu
Theo đánh giá của bài viết đăng trên báo The Business Times, với một cảng biển hàng đầu thế giới, các dịch vụ vận tải biển xuất sắc và môi trường kinh doanh vận tải biển thuận lợi, Singapore năm thứ tám liên tiếp duy trì vị trí trung tâm hàng hải số một thế giới trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa-Baltic của Nhà cung cấp dữ liệu thị trường hàng hải toàn cầu Baltic Exchange có trụ sở tại London (Anh). Chỉ số này là một xếp hạng độc lập về thành tích của 43 thành phố cung cấp các dịch vụ cảng và kinh doanh vận tải biển.
Dưới sự hỗ trợ và lãnh đạo của Cơ quan hàng hải và cảng biển Singapore (MPA), đảo quốc này tiếp tục phát triển ngành hàng hải, đồng thời giành sự hỗ trợ cho những tiến bộ về công nghệ trong nhiên liệu vận tải biển, đổi mới sáng tạo, nâng cao độ an toàn, nuôi dưỡng tài năng trẻ và chuyển đổi lực lượng lao động biển trong tương lai.
Chính phủ Singapore đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho việc phát triển đất nước trở thành một trung tâm vận tải biển quốc tế. Chính phủ đưa ra quy hoạch và hướng dẫn trong tương lai trên nhiều khía cạnh, trong đó có tích hợp chuỗi ngành vận tải biển, phát triển ngành công nghiệp cảng và công nghệ cảng "xanh" và "thông minh". Đây là những công cụ cần thiết để thúc đẩy Singapore phát triển thành một trung tâm vận tải biển quốc tế.
Môi trường kinh doanh thuận lợi, chính sách thuế quan mang tính hỗ trợ, hệ thống đăng ký và quản lý linh hoạt và thân thiện với người dùng liên quan đến tàu và thủy thủ đoàn, cũng như một loạt chính sách khuyến khích liên quan đến vận tải biển của Singapore, tất cả đều thúc đẩy điều kiện tích cực để thu hút một lượng lớn các nguồn lực vận tải biển.
Eo biển Malacca kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, được mệnh danh là "huyết mạch" vận tải biển, là tuyến đường vận tải biển kết nối các nước ở Đông Á, châu Đại Dương, Nam Á, Tây Á, châu Phi và châu Âu. Do đó, nằm ở vị trí gần Eo biển Malacca là lợi thế địa lý đáng kể nhất của Singapore.
Kể từ năm 2000, các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đáng chú ý nhất là Trung Quốc, đã phát triển nhanh chóng, với các ngành sản xuất tinh vi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã hỗ trợ cho sự bùng nổ thương mại toàn cầu. Điều này, đã thúc đẩy nhu cầu vận tải biển mạnh mẽ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, lợi thế địa lý của Singapore trở nên thậm chí nổi bật hơn.
Dựa vào lợi thế địa lý khác biệt của mình và xây dựng dựa trên việc phát triển lĩnh vực vận tải hàng hóa truyền thống, Singapore đã thu hút một loạt doanh nghiệp hàng hải và dần xây dựng một hệ sinh thái ngành vận tải biển toàn diện.
Singapore đã không chỉ tập hợp thành công số lượng lớn các tập đoàn vận tải biển quốc tế của thế giới, mà còn thu hút các thương gia hàng hóa quốc tế, từ đó làm giàu cho mạng lưới kinh doanh thương mại và vận tải biển của mình.
Sự tập trung của các bên tham gia về bảo hiểm vận tải biển, luật và trọng tài biển, tài trợ vận tải biển và môi giới vận tải biển đã giúp cường lĩnh vực dịch vụ vận tải biển của Singapore.
Sức mạnh nghiên cứu khoa học của các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, công ty công nghệ, công ty khởi nghiệp và các thể chế khác đặt trụ sở tại nước này đã "bơm thêm" khả năng đổi mới sáng tạo cho sự phát triển của lĩnh vực vận tải biển Singapore trong tương lai.
Lĩnh vực hàng hải của Singapore tuyển dụng 170.000 lao động, đóng góp 7% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, và là nơi đặt trụ sở của hơn 5.000 công ty.
Ngoài ra, Singapore cũng đóng vai trò tích cực trong việc đề xuất các lộ trình cho việc phi carbon hóa ngành này và đã chủ động bảo vệ người lao động trong lĩnh vực bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 này. Những nỗ lực và hành động của Singapore trên nhiều "mặt trận" này đã giúp "đảo quốc sư tử" duy trì được vị trí đứng đầu bảng xếp hạng.
Bất chấp dịch bệnh, cảng của Singapore đã xử lý được lượng container lớn thứ hai từ trước đến nay với 36,9 triệu TEU (1 TEU tương đương 20 feet). Theo Marine Traffic, 33.133 tàu có tổng trọng tải hơn 5.000 tấn đã cập cảng Singapore trong năm 2020. Theo Giám đốc điều hành MPA Quah Ley Hoon, 17 tập đoàn vận tải biển quốc tế hoặc đã thiết lập hoặc mở rộng hoạt động ở Singapore trong năm 2020.
Singapore cũng đang tăng cường các phẩm chất với tư cách là trung tâm trọng tài và đã chứng kiến sự gia tăng 5% số vụ được xử lý. Tuy nhiên, nước này không tự hài lòng và tiếp tục lập kế hoạch cho sự phát triển không ngừng.
MPA cho rằng trong tương lai, khi cảng biển thế hệ tiếp theo của Singapore ở Tuas dần đi vào hoạt động, phần lớn sẽ được số hóa và tự động hóa, những việc làm đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn sẽ được tạo ra trong hệ sinh thái cảng biển với nhiều chuyên gia kỹ thuật hệ thống hơn được đào tạo để thiết kế và bảo trì các hệ thống tự động phức tạp.
MPA đang nhắm mục tiêu đầu tư nhiều hơn và hy vọng sẽ mang lại 15 tỷ USD cam kết chi tiêu kinh doanh từ các công ty vận tải biển trong giai đoạn 2020-2024. MPA cũng lưu ý rằng là một phần trong chiến lược nhằm xác định và áp dụng công nghệ mới, cơ quan này sẽ hỗ trợ nhiều dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) hàng hải hơn và đặt mục tiêu tăng gấp ba lần số lượng các công ty khởi nghiệp công nghệ hàng hải được hỗ trợ trong các chương trình của mình vào năm 2025./.
- Từ khóa :
- singapore
- cảng biển
- trung tâm vận tải biển
- hàng hải
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Singapore khánh thành nhà máy điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới
18:53' - 14/07/2021
Ngày 14/7, Singapore đã khánh thành một trong những nhà máy điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới, bao phủ khu vực có diện tích 45 ha.
-
Ngân hàng
Singapore, Pháp hoàn tất thử nghiệm thanh toán bằng đồng tiền kỹ thuật số
14:48' - 09/07/2021
Cơ quan Tiền tệ Singapore và Ngân hàng Trung ương Pháp cho biết đã hoàn thành việc thử nghiệm hình thức xử lý giao dịch và thanh toán hàng hóa số lượng lớn xuyên biên giới bằng đồng tiền kỹ thuật số.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.