Cách tăng khả năng phòng vệ cho doanh nghiệp ngành thép
Liên tục trong tháng qua, các sản phẩm thép của Việt Nam bị cơ quan thương mại, kinh tế các thị trường nước ngoài khởi xướng điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại, chống bán phá giá. Ngành thép cũng là một trong những ngành hàng chiếm tỷ lệ các vụ khởi kiện cao nhất.
Để tăng xuất khẩu nhưng vẫn tránh được tác động từ các vụ kiện, các chuyên gia cho rằng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý cũng như nâng cao hơn nữa khả năng phòng vệ từ chính các doanh nghiệp.
*Áp lực từ các vụ kiệnMới tháng 7 vừa qua, ngành thép liên tục nhận 2 vụ việc kháng kiện. Cụ thể, ngày 29/7/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép - chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 - nhập khẩu từ Việt Nam. Trước đó, ngày 28/7/2022, Bộ Kinh tế Mehico cũng đã đăng công báo chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam trên cơ sở đơn kiện của ngành sản xuất trong nước.Theo đánh giá từ các chuyên gia, việc phát triển đa dạng xuất khẩu sản phẩm nhưng đồng thời cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm thép Việt Nam cũng có thay đổi. Điều này cho thấy sự linh hoạt thích ứng của các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Tuy nhiên, điều này cũng tạo áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu, khiến các thị trường này sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình. Ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia thép cho hay, tỷ lệ cao doanh nghiệp trong ngành thép là doanh nghiệp nhỏ và vừa; hiểu biết và sự quan tâm cho phòng vệ thương mại vẫn chưa nhiều. Do vậy, khi có thông tin các vụ kiện phòng vệ từ nước ngoài, họ dễ rơi vào trạng thái bị động khi trở thành đối tượng bị điều tra, các công việc cần thiết phải thực hiện. Lúc này, sự chủ động, phối hợp liên kết với nhau giữa các doanh nghiệp trong ngành và cơ quan chức năng phòng vệ trong nước là rất quan trọng. Bản thân doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống kế toán minh bạch cùng những kiến thức về phòng vệ. Làm được điều đó, doanh nghiệp sẽ dựng lên “tấm khiên” cho chính mình trước các vụ kiện từ thị trường quốc tế. Đồng thời, bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập khẩu. Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cho biết, để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thép nếu nằm trong diện bị kiện phòng vệ cần tiếp tục nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của các nước; thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra; phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc. Việc trả lời các câu hỏi đưa ra là bắt buộc, nếu các doanh nghiệp không muốn bị áp dụng mức thuế bất hợp tác. Nhằm triển khai Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã xuất khẩu của 36 mặt hàng và đưa ra danh sách cảnh báo gồm 11 mặt hàng trong số các mặt hàng đang theo dõi để các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp triển khai các hoạt động cụ thể. Theo đó, nhờ cảnh báo sớm, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp thép đã chủ động hơn trong ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Thống kê từ VSA cho hay, tính đến tháng 7/2022, Việt Nam đã tiến hành khởi xướng điều tra 9 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng hoàn thiện khuân khổ pháp lý để doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ phòng vệ dễ dàng hơn nhằm bảo vệ sản xuất trong nước; nâng cao năng lực cho đội ngũ làm phòng vệ thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương; duy trì các cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, thời gian tới, để xuất khẩu mặt hàng sắt thép ổn định, bền vững, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại. Đồng thời, khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu phải luôn theo dõi sát thông tin, thường xuyên trao đổi với đối tác nhập khẩu để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị kiện, vận động sớm để cơ quan điều tra không khởi xướng vụ việc…/.Tin liên quan
-
DN cần biết
Hoa Kỳ gia hạn điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại với gỗ dán từ Việt Nam
17:14' - 09/08/2022
Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận sơ bộ của vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành gỗ ứng phó trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại
17:06' - 04/08/2022
Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhiều hơn thị trường nước ngoài; gia tăng năng lực sản xuất.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía
11:37' - 02/08/2022
Đường nhập khẩu từ 5 quốc gia nếu chứng minh được sản xuất từ mía thu hoạch tại các quốc gia này sẽ không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Các hãng ô tô Hàn Quốc đưa về xưởng sửa chữa hơn 340.000 xe bị lỗi linh kiện
17:44' - 23/01/2025
4 hãng ôtô ở nước này gồm Hyundai, Kia, Mercedes-Benz và Tesla sẽ tự nguyện thu hồi hơn 340.000 xe ôtô thuộc 11 mẫu xe khác nhau do gặp lỗi linh kiện.
-
Doanh nghiệp
Đà Nẵng đặt mục tiêu có 5 doanh nghiệp FinTech doanh thu nghìn tỷ
11:05' - 23/01/2025
Đến cuối năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu có ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ tài chính (FinTech) có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm; số lượng doanh nghiệp FinTech đạt 2 – 3 doanh nghiệp/1.000 dân.
-
Doanh nghiệp
Tết sớm của những người lính truyền tải điện 3
18:22' - 22/01/2025
Đón Tết sớm cùng công nhân đã trở thành nét văn hóa đẹp của những người lính truyền tải điện.
-
Doanh nghiệp
Indonesia phạt Google 12 triệu USD vì hành vi độc quyền
17:52' - 22/01/2025
Ủy ban Giám sát cạnh tranh kinh doanh của Indonesia đã phát hiện Google có hành vi độc quyền trên kho dịch vụ Google Play Store và yêu cầu công ty này phải nộp phạt khoảng 12 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
Chủ sở hữu TikTok dự định chi 12 tỷ USD mua chip AI
17:24' - 22/01/2025
Tập đoàn ByteDance của Trung Quốc, công ty mẹ của TikTok, đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) với kế hoạch chi hơn 12 tỷ USD cho lĩnh vực này trong năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Công ty dầu khí Anh mua lại mảng kinh doanh của Harbour Energy tại Việt Nam
16:31' - 22/01/2025
Ngày 22/1, công ty dầu khí EnQuest của Anh cho biết sẽ mua lại mảng kinh doanh của Harbour Energy tại Việt Nam nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không lớn bậc nhất Brazil tìm cách thoát cảnh phá sản
14:58' - 22/01/2025
Gol - một trong những hãng hàng không lớn nhất Brazil đang đàm phán với các hãng hàng không quốc tế lớn nhằm thoát khỏi tình trạng phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Khánh thành hệ thống lắp pin vốn đầu tư 20 triệu USD
08:41' - 22/01/2025
Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Exquisite Power Việt Nam (vốn đầu tư của Trung Quốc) đã khánh thành Dự án hệ thống lắp PIN LI-ION và PIN Ni-MH với tổng vốn đầu tư trên 20 triệu USD tại Hải Phòng.
-
Doanh nghiệp
Samsung và LG cân nhắc chuyển sản xuất thiết bị gia dụng từ Mexico sang Mỹ
07:46' - 22/01/2025
Hai “gã khổng lồ” điện tử Hàn Quốc là Samsung Electronics và LG Electronics đang xem xét chuyển một phần hoạt động sản xuất thiết bị gia dụng từ các nhà máy ở Mexico sang các nhà máy ở Mỹ.