Cách Trung Quốc “né” cấm vận của Mỹ trong giao thương với Iran?
Cách Trung Quốc "né" cấm vận của Mỹ trong giao thương với Iran. Ảnh: TTXVN phát
Chuyên gia Ji Kaiyun, hiện làm việc tại Đại học Tây Nam, Trung Quốc cho rằng Trung Quốc luôn tìm cách nhập khẩu dầu thô Iran, bất chấp mọi biện pháp trừng phạt của Mỹ, và lần này cũng vậy. Đặc biệt, Trung Quốc mua dầu Iran được bán ở mức giá chiết khấu bởi Tehran khó tìm được một thị trường khác cho sản phẩm của mình.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Trung Quốc – quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào dầu thô mua của Iran – thậm chí còn có thể được hưởng lợi từ các đòn trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt với nước cộng hòa Hồi giáo này.
Vào đầu tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ông Trump cho biết Mỹ sẽ khôi phục tất cả các biện pháp trừng phạt chống lại đất nước này do cho rằng Tehran chưa đạt tiến bộ đáng kể trong vấn đề hạt nhân.
Tuyên bố này đã khiến nhiều quốc gia choáng váng, trong đó có cả các đồng minh then chốt của Mỹ ở châu Âu. Sự thất vọng của Liên minh châu Âu (EU) là dễ hiểu: thị trường châu Âu tiêu thụ khoảng 40% lượng dầu khí xuất khẩu trên thế giới, và theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Iran xếp thứ 3 thế giới về trữ lượng dầu thô với 18,8 tỷ tấn.
Hơn nữa, theo tính toán của hãng tin Reuters, kể từ năm 2016 khối lượng đầu tư của EU vào các dự án của Iran đã lên đến hơn 20 tỷ USD.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi EU lên án quyết định của Tổng thống Trump và ngay lập tức tuyên bố rằng sẽ tiếp tục thực hiện thoả thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ, nhiều doanh nghiệp châu Âu đã rút khỏi Iran.
Lấy ví dụ, các lô hàng xuất khẩu của Iran không thể nào mua bảo hiểm do hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm đều ở EU hoặc Mỹ, và đều thẳng thừng từ chối phục vụ giao dịch với Iran.
Đây được cho là lý do tại sao Trung Quốc bắt đầu vận chuyển dầu thô của Tehran bằng các tàu xuất phát từ Iran. Theo Reuters, để bảo vệ nguồn cung của mình, Tập đoàn kinh doanh dầu mỏ Zhuhai Zhenrong cùng Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec) đã kích hoạt một điều kiện trong thỏa thuận cung cấp dài hạn với Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) trong đó cho phép các công ty này trong một số trường hợp nhất định sử dụng tàu chở dầu của Iran.
Hiện Iran sẽ là bên cung cấp bảo hiểm cho việc vận chuyển dầu. Trước đó, Iran chủ yếu giao hàng theo hình thức FOB (giao hàng lên tàu), có nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng lên tàu và người mua phải có bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chở.
Nói một cách rõ ràng hơn, điều này không thể được gọi là sự vi phạm lệnh trừng phạt. Bởi Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt đối với các nước mua dầu thô Iran thông qua hệ thống tài chính của Mỹ, hay đơn giản hơn là mua bằng USD Mỹ.
Tuy nhiên, dù Trung Quốc dùng nhân dân tệ (NDT) để thanh toán hợp đồng dầu thô với Iran, song tỷ lệ giao dịch bằng đồng tiền của Trung Quốc trên thị trường dầu mỏ thế giới vẫn là nhỏ. Vì vậy, Trung Quốc cũng vẫn có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt vì mua dầu thô của Iran.
Chuyên gia Ji Kaiyun bình luận rằng ngay cả trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, các đòn trừng phạt của Washington sẽ trở thành điều không mấy quá đáng sợ đối với Trung Quốc nếu họ có khả năng đa dạng hoá nguồn cung cấp dầu thô. Hơn thế nữa, Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, bao gồm cả dầu đá phiến của Mỹ, vì vậy Bắc Kinh có thể sử dụng con bài Iran như một đòn bẩy để gây áp lực đối với Washington.
Ông nói thêm: “Tehran khó tìm được một thị trường khác cho các sản phẩm của mình trong khi dầu thô của Iran rất quan trọng đối với Trung Quốc dù Trung Quốc vẫn có thể mua dầu thô ở những nước khác. Ngoài ra, cả Trung Quốc và Iran đều đang đối đầu với Mỹ. Do đó, không có lý do gì để hai nước này từ chối hỗ trợ lẫn nhau.
Ở một mức độ nhất định, hoạt động giao thương dầu thô giữa Trung Quốc và Iran có thể xem là cuộc tẩy chay Mỹ, nước vi phạm các quy định của WTO. Mặc dù Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ và không muốn đối đầu, song không có gì sai khi Trung Quốc gây áp lực lên Mỹ để đáp trả các áp lực từ Mỹ. Đây cũng là một yếu tố trong trò chơi chính sách đối ngoại”.
Trong khi những mâu thuẫn thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng tăng lên, điều quan trọng đối với Trung Quốc là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mua được dầu thô giá rẻ có thể xem là công cụ hữu ích giúp đảm bảo mục tiêu này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tuân thủ thỏa thuận hạt nhân không phải lựa chọn duy nhất của Iran
10:10' - 31/08/2018
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định tuân thủ thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với các cường quốc thế giới không phải là lựa chọn duy nhất của Tehran.
-
Kinh tế Thế giới
EU có thể bảo vệ doanh nghiệp của họ trước lệnh trừng phạt Iran của Mỹ?
14:50' - 30/08/2018
Iran hối thúc EU, bằng uy tín và khả năng của mình, nỗ lực hơn nữa nhằm ngăn cản ý định của Mỹ xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân 2015.
-
Kinh tế & Xã hội
Iran khánh thành công viên điện gió vốn đầu tư 101 triệu USD
10:57' - 29/08/2018
Iran ngày 28/8 đã khánh thành công viên điện gió lớn nhất quốc gia Tây Á này, góp phần tăng sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Iran khẳng định sẽ vượt qua các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ
14:42' - 28/08/2018
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Iran sẽ vượt qua các biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ tái áp đặt chống Tehran, đồng thời khẳng định sẽ đánh bại mọi âm mưu nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.
-
Kinh tế Thế giới
Phiên tòa quốc tế phân xử tranh cãi pháp lý giữa Iran và Mỹ
16:13' - 27/08/2018
Ngày 27/8, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) tại La Haye (Hà Lan) đã mở phiên tòa xét xử tranh cãi pháp lý giữa Iran và Mỹ về việc nối lại các trừng phạt làm hủy hoại nền kinh tế Iran.
-
Hàng hoá
Iran chờ "đảm bảo" của EU về doanh số bán dầu
08:03' - 26/08/2018
Ngày 25/8, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố Tehran vẫn đang chờ đợi sự đảm bảo của Liên minh Châu Âu (EU) về việc bán dầu và các giao dịch tài chính của Iran.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.