Cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người dân tham gia bảo hiểm y tế
Chiều 15/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tình hình phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và triển khai Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017, định hướng đến năm 2020.
Theo báo cáo của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Lương Sơn, đến hết tháng 7/2016, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 12,4 triệu người; bảo hiểm thất nghiệp là 10,57 triệu người; bảo hiểm xã hội tự nguyện là 192.000 người; bảo hiểm y tế là gần 73 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn quốc 79,2% dân số. Thực hiện yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian, chi phí đối với doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội, phấn đấu giảm số giờ giao dịch xuống 49 giờ, ngang bằng các nước ASEAN-4 vào cuối năm 2016 và đến năm 2020 giảm số giờ giao dịch đối với doanh nghiệp xuống còn 45 giờ, ngang bằng các nước ASEAN-3. Từ đầu năm đến nay, toàn ngành tiếp tục rà soát toàn bộ thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người dân, doanh nghiệp, người lao động, giảm số thủ tục hành chính xuống còn 32 thủ tục; thành phần hồ sơ giảm 38%; các tiêu thức trên tờ khai, biểu mẫu giảm 42%; quy trình, thao tác thực hiện thủ tục giảm 54%. Ngoài việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo triển khai các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế; tạo thuận lợi để người dân tham gia bảo hiểm y tế.Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thiết kế phần mềm và lắp đặt xong hệ thống theo dõi trực tuyến tình hình giải quyết thủ tục hành chính, qua đó thực hiện theo dõi, giám sát bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trong việc giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời xử lý tình trạng giải quyết chậm, muộn hoặc để tồn đọng hồ sơ bảo hiểm xã hội của cá nhân, tổ chức. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã triển khai việc giao nhận, chuyển phát hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giữa các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn với cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua dịch vụ bưu chính, chi phí dịch vụ này do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
Về triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu người tham gia bảo hiểm y tế tập trung, thống nhất trong cả nước, đến hết tháng 7/2016, đã có 99% dân số cả nước được thu thập, nhập thông tin và đã đồng bộ mã thẻ bảo hiểm y tế của 58,2 triệu người, tương đương với 86,2% số người có thẻ bảo hiểm y tế. Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu, hiện còn trên 10% số dân đã kê khai nhưng một số trường thông tin chưa khớp với cơ sở dữ liệu ngành đang quản lý. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh dữ liệu đã thu thập được để tích hợp đồng bộ và xây dựng quy trình khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu này.Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đánh giá cao quyết tâm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng công tác quản lý, công tác nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân, ở trên quyết tâm cao, văn bản cũng ban hành rất đầy đủ, đề cập đến các mục tiêu giảm số giờ giao dịch bằng các nước ASEAN-4, ASEAN-3, nhưng xuống đến doanh nghiệp rất mắc. “Làm sao hệ thống phải chuyển động đồng bộ từ trên xuống dưới, từ quyết tâm trên văn bản giấy tờ đến thực tiễn”, Thứ trưởng khuyến nghị.
Làm rõ thêm, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, nhóm chuyên gia đặc biệt của Chính phủ cùng với Ngân hàng Thế giới đều ghi nhận ngành đã rất quyết tâm nhưng có nơi rất tốt, có nơi chưa thực sự đạt yêu cầu, cần tập trung hơn để đồng bộ, mọi nơi đều như nhau. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: Bộ Y tế phải làm sao để người dân thấy có bảo hiểm y tế sẽ được chữa trị tốt hơn cả về chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ, thuận tiện, dần tiến tới không có sự phân biệt giữa có và không có thẻ bảo hiểm y tế. Người bệnh đã mua bảo hiểm y tế về cơ bản bớt phải bỏ tiền túi, trừ một số bệnh đặc biệt mang tính chung chi cho có trách nhiệm. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chính trong việc vận động để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm. Phó Thủ tướng biểu dương Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế đã khắc phục khó khăn, nỗ lực kết nối thành công các cơ sở khám chữa bệnh vào Cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở khám chữa bệnh. Phó Thủ tướng đề nghị hai bên tích cực phối hợp hoàn thiện danh mục dữ liệu dùng chung như thuốc, vật tư thiết bị, dịch vụ… Với những cơ sở y tế không kết nối vào Cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế, cần có chế tài. Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét lại câu chuyện thanh toán đối với các cơ sở này. “Suy cho cùng quyền thanh toán là do Bảo hiểm xã hội, người dân có quyền nghi ngờ là không công khai minh bạch, ngành y tế có trách nhiệm không để người dân nghi ngờ bằng cách phải làm” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Phó Thủ tướng cho rằng không thể đổ cho bên dưới vì nhiều phần mềm mà không thể kết nối. Việc làm của Bảo hiểm xã hội không liên quan đến câu chuyện tin học hóa các nhà thầu của các bệnh viện. “Bộ Y tế phải chỉ đạo, đây là vấn đề kỷ cương". Phó Thủ tướng yêu cầu hai ngành Bảo hiểm xã hội và Y tế phải thay đổi cung cách, đưa ra các gói dịch vụ gia tăng, phải coi người mua bảo hiểm y tế là khách hàng, việc thanh toán phải liên thông, minh bạch. Về vấn đề phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, Phó Thủ tướng nêu rõ: Phải có những giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu 50% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội vào năm 2020. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải đề xuất giải pháp để trên 2 triệu người có quan hệ lao động bằng hợp đồng phải đóng ngay bảo hiểm xã hội; đồng thời cần tính toán đảm bảo cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội. Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bảo hiểm xã hội Việt Nam cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giao dịch phải được thực hiện trên thực tế, không chỉ ở thông tư, quyết định và phải minh bạch./.- Từ khóa :
- bảo hiểm y tế
- bảo hiểm
- phó thủ tướng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Không phân biệt người bệnh khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT
15:22' - 03/06/2016
Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh nâng chất lượng khám, chữa bệnh; tinh thần, thái độ phục vụ, không phân biệt đối với người bệnh được khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Người không có thẻ BHYT chưa bị ảnh hưởng
15:47' - 26/02/2016
Mức giá viện phí điều chỉnh trước mắt chỉ áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và 25% dân số không có thẻ bảo hiểm y tế chưa bị ảnh hưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã