Thủ tướng: Không phân biệt người bệnh khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT
Sáng 3/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về việc đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy, UBND các địa phương tại 63 điểm cầu trực tuyến.
Mặc dù năm 2015, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã thực hiện vượt chỉ tiêu với trên 76,5% dân số cả nước có BHYT; đầu năm 2016 cũng đã có trên 70,8 triệu đối tượng tham gia.
Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 90% dân số có BHYT theo kỳ vọng của Chính phủ thì vẫn còn gặp khó lớn, mà trước hết là cơ quan BHXH chưa được giao đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn để chủ động, tích cực hơn trong việc tham mưu xây dựng cơ chế chính sách, đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHYT.
Chính sách hỗ trợ 30% mức đóng BHYT còn lại của các đối tượng thuộc hộ cận nghèo nhưng đến nay vẫn còn một số tỉnh, thành phố chưa có cơ chế hỗ trợ một phần mức đóng BHXH còn lại của các hộ cận nghèo…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để tăng tỉ lệ và tính hấp dẫn của BHYT, Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thu hút người dân khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải bệnh viện, cải cách, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh khoảng 50 phút, ban hành tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế...; xử lý hơn 7.000 nhân viên, cán bộ y tế các tuyến từ cơ sở đến Trung ương có hành vi không đúng với người bệnh.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc nâng chỉ tiêu tới năm 2020 từ mức 80% như Quốc hội yêu cầu lên mức 90% cần nhiều yếu tố, trong đó đầu tiên phải tăng cường nhận thức và tuyên truyền; đồng thời phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, không phân biệt giữa người khám bằng thẻ BHYT và khám dịch vụ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị phải thực hiện các biện pháp tăng tỉ lệ người dân tham gia BHYT tự nguyện, hiện mới chỉ đạt 10%; mở rộng hỗ trợ người tham gia BHYT tự nguyện lúc đầu.
Đối với vấn đề ứng dụng tin học hóa trong thanh toán BHYT, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, thanh toán BHYT giống như ngân hàng với 14.000 “điểm giao dịch”, vì vậy BHYT phải lựa chọn một hệ thống thống nhất. Trước mắt nếu bệnh viện nào không thực hiện kết nối liên thông dữ liệu phục vụ giám định, thanh toán BHYT thì BHYT treo lại không thanh toán”, Phó Thủ tướng đề nghị.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng cho rằng Bộ Y tế, Bộ Tài chính, BHXH cần nghiên cứu, xem xét ngoài việc bán dịch vụ BHYT cơ bản thì phải mở ra thị trường BHYT cao cấp hơn, đây chính là phát triển thị trường bảo hiểm.
Kết thúc hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, tỉ lệ bao phủ BHYT ở một số địa phương còn thấp. Đến cuối năm 2015 vẫn còn 31 địa phương tỉ lệ bao phủ BHYT dưới 75% và 22 địa phương chưa đạt tỉ lệ bao phủ BHYT so với kế hoạch. Nhiều nhóm đối tượng phải tham gia BHYT đạt tỉ lệ thấp và thiếu bền vững.
Ngoài ra, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT mặc dù đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn cần được tiếp tục cải thiện. Người dân vẫn chưa hài lòng về thủ tục trong khám chữa bệnh, chuyển tuyến, thanh toán BHYT. Chưa bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người có thẻ BHYT khi đến cơ sở khám, chữa bệnh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính và trong giám định chi phí khám, chữa bệnh còn chậm, thiếu đồng bộ. Giá dịch vụ y tế chưa tính đúng tính đủ, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, làm cho chi trả tiền túi của người dân có thẻ BHYT vẫn còn cao, từ đó làm giảm tính hấp dẫn của chính sách BHYT.
Trên cơ sở nhận định, đánh giá tình hình, lắng nghe ý kiến các bộ, ngành, địa phương, khẳng định BHYT là bắt buộc theo luật định, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân.Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 90% dân số tham gia BHYT, Thủ tướng yêu cầu BHXH Việt Nam tổ chức tốt việc triển khai phát triển đối tượng tham gia BHYT, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành về những giải pháp, cơ chế, chính sách liên quan đến việc mở rộng tỉ lệ bao phủ BHYT và tổ chức triển khai thực hiện, tổ chức hệ thống mạng lưới đại lý thu theo cơ chế dịch vụ công tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tham gia BHYT.
Thủ tướng chỉ đạo ngay trong năm 2016, cho phép sử dụng nguồn kinh phí kết dư của BHXH Việt Nam để thực hiện hỗ trợ theo các nhóm đối tượng tham gia BHYT. BHXH Việt Nam kết nối liên thông toàn bộ hệ thống khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh để tạo điều kiện thanh toán cũng như khám chữa bệnh thuận lợi hơn.Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tinh thần, thái độ phục vụ người tham gia BHYT, không phân biệt đối với người bệnh được khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.Ngành Y tế cũng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán khám, chữa bệnh BHYT, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT khám, chữa bệnh và giảm chi từ tiền túi của người bệnh.
Không chỉ có Bộ Y tế, Thủ tướng cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tinh thần, thái độ phục vụ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán khám, chữa bệnh BHYT.Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính đổi mới phương thức chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực y tế theo hướng chuyển dần từ cấp cho các cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ mua BHYT cùng với lộ trình tăng giá dịch vụ, Thủ tướng nhấn mạnh.Nhấn mạnh: “Một xã hội văn minh, một đất nước tiên tiến, phát triển cần phải có hệ thống BHYT tốt”, Thủ tướng đề nghị MTTQ Việt Nam, các đoàn thể tiếp tục vận động hội viên, đoàn viên, vận động các tổ chức, người có điều kiện hỗ trợ người dân tham gia BHYT./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Xu hướng lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế ngày càng gia tăng
07:30' - 27/05/2016
Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế đang có xu hướng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được phép đầu tư vào các dự án quan trọng
06:31' - 05/05/2016
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
-
Chuyển động DN
Bảo hiểm 150 triệu USD cho sự cố của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam
19:30' - 26/04/2016
Theo hợp đồng ký kết, hợp đồng bảo hiểm sẽ cung cấp dịch vụ cho đội bay gồm 28 chiếc, 112 phi công và kỹ thuật viên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.