Cải thiện năng lực nội tại, tận dụng cơ hội từ UKVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) được áp dụng tạm thời kể từ 1/1/2021 và chính thức có hiệu lực từ 1/5/2021. Dù khởi đầu trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19 nhưng trao đổi thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh vẫn luôn tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu ở mức 2 con số, riêng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh tăng 15,4%. Đây là minh chứng rõ nhất về lợi ích mà Hiệp định UKVFTA mang lại cho sự phát triển kinh tế, thương mại giữa hai bên. Tuy nhiên, dư địa để hai nước khai thác tiềm năng của FTA này còn rất lớn. Hiện tại giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 1% tổng giá trị nhập khẩu của thị trường Vương quốc Anh trong năm 2021.
Thông tin này được các đại biểu đưa ra trao đổi cụ thể dưới những góc nhìn đa dạng hơn tại Tọa đàm với chủ đề: “Cải thiện năng lực nội tại, tận dụng cơ hội từ UKVFTA” do Tạp chí Công Thương tổ chức sáng 11/11 tại Hà Nội.Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương nhấn mạnh, UKVFTA có lợi ích cho cả hai phía và cho thấy có một con số tích cực, tức là tăng trưởng xuất khẩu của Anh sang Việt Nam cao hơn tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh. Điều này giúp cán cân thương mại cân bằng hơn; doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được nhiều hơn các nguồn nguyên liệu, các công nghệ, các sản phẩm mà Vương quốc Anh có thế mạnh để giúp nâng cao năng lực sản xuất.
Hơn nữa, khi theo dõi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh có thể nói đại đa số các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh tăng trưởng rất tốt, có những mặt hàng tăng trưởng đến gần 100%.Chẳng hạn như cà phê, hạt tiêu, cao su, rau quả, may mặc, giày dép là những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam đều tăng trưởng rất tốt cho thấy rằng doanh nghiệp cũng đã hướng đến thị trường Vương quốc Anh là một kênh để đa dạng thị trường. Còn một điểm thú vị nữa khi nhìn vào kim ngạch nhập khẩu từ Vương quốc Anh có thể thấy đây là một trong những thị trường được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng về nguồn nguyên liệu khá tốt. Đơn cử, kim ngạch nhập khẩu vải từ Vương quốc Anh tăng cho thấy có một số doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng nhập khẩu vải từ Vương quốc Anh về để đáp ứng quy tắc xuất xứ, điều đó rất tốt bởi nhập vải về sau đó cắt và may giúp chúng ta đạt được quy tắc xuất xứ và thậm chí là nâng cao được giá trị sản phẩm. Như vậy là Vương quốc Anh đang trở thành một nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá trị cao, công nghệ tốt cho doanh nghiệp để tận dụng UKVFTA và cần phát huy trong thời gian tới.Chia sẻ về những điểm khác biệt, ông Ngô Chung Khanh cho hay, Vương quốc Anh trước kia là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) nên có cùng một tư duy, đó là rất quan tâm đến phát triển bền vững, lao động, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Bởi vậy, khi hàng hóa của một quốc gia nào đó xuất khẩu sang thị trường này muốn tồn tại và phát triển, có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng thì không chỉ giá rẻ, chất lượng tốt mà còn phải đảm bảo được các yếu tố về phát triển bền vững. Tuy nhiên, với lợi về thuế và mức cắt giảm thuế của Vương quốc Anh rất tốt, bản chất tương đương EU trên 88% cắt giảm ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực, tối đa lộ trình khoảng 7 năm thôi cho nên lợi thế của Việt Nam về thuế rất tốt so với nhiều đối tác trong khu vực. Ngoài ra, đã có một tư duy của các nhà nhập khẩu Anh hướng đến Việt Nam vì có UKVFTA để tìm thêm nguồn cung, đa dạng nguồn cung và những số liệu về xuất khẩu của mặt hàng thế mạnh tăng trưởng hai chữ số, thậm chí gần 100% cho thấy xu hướng đấy đang là một thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Một điểm thuận lợi nữa là Vương quốc Anh là một thị trường lớn, sức mua cao. Mặc dù hiện nay đang có những khó khăn nhất định nhưng đây là một thị trường rất tiềm năng và đặc biệt xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh đạt kết quả tích cực và thặng dư.Thế nhưng, đây là thị trường có tiêu chuẩn cao và quan hệ truyền thống với các nước thuộc địa; cạnh tranh với các nước thuộc địa. Ví dụ hiện nay Vương quốc Anh nhập khoảng tầm hơn 600.000 tấn gạo và đại đa số thị phần đến từ Ấn Độ, Pakistan bởi vì người Ấn Độ, Pakistan chiếm rất đông ở Vương quốc Anh nên có truyền thống làm ăn với các nước thuộc địa. Bây giờ để tham gia được vào chuỗi cung ứng hoặc chuỗi quan hệ làm ăn lâu đời đấy cũng là một thách thức. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cũng đưa ra quan điểm, từ diễn biến về xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Vương quốc Anh có thể thấy có một xu hướng rất rõ là hai bên đều khai thác rất tốt lợi thế của nhau.Cùng đó, việc thực hiện UKVFTA đã có nền tảng nhất định và vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện bởi doanh nghiệp sẽ còn rút được kinh nghiệm. Đặc biệt, với sự hiện diện của nhà đầu tư Anh nhiều hơn tại Việt Nam, thị trường Anh cũng sẽ nhìn nhận tích cực hơn về hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội trong thời gian tới.
Với những lợi thế và những tồn tại, khó khăn, ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã nêu một số khuyến nghị với doanh nghiệp rằng không có cách gì khác, cần phải chuyển đổi nhanh và tạo ra một bước ngoặt lớn, đi vào chế biến và xuất khẩu có giá trị gia tăng cao hơn, sử dụng ít nhân công, ít nguyên liệu đầu vào hơn và thậm chí phần chúng ta được hưởng có thể lớn hơn. Bên cạnh đó, chú trọng đầu tư cho quản trị doanh nghiệp, sử dụng các phần mềm kế toán hiện đại, đảm bảo tính minh bạch của đầu vào, đầu ra. Hiện nay, khi tăng tốc xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ gặp tần suất xuất hiện những vụ kiện ngày càng nhiều hơn, kiện chống bán phá giá, kiện lẩn tránh thuế, rồi những rắc rối liên quan đến xuất xứ, đến tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu đầu vào... Vì thế, nếu có một hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt hơn, có thể có năng lực phòng vệ thương mại tốt hơn.Những năm tới không có cách gì khác phải tăng cường quảng bá thương hiệu ở tầm quốc gia chứ không phải là chỉ doanh nghiệp để thực sự trở thành là một trung tâm chế biến gỗ có trách nhiệm, có năng lực cạnh tranh tốt và bền vững.
Ngoài ra, ông Ngô Sỹ Hoài kiến nghị Chính phủ xem xét, cân nhắc và ký một Hiệp định VPA-FLEGT, tức là một Hiệp định đối tác tự nguyện nhằm tăng cường năng lực quản trị rừng, tuân thủ pháp luật và thương mại gỗ. Điều đó tạo điều kiện cho tất cả các lô hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu vào Vương quốc Anh không còn phải băn khoăn nhiều về yêu cầu môi trường, bảo vệ rừng và doanh nghiệp có thể yên tâm để mà đầu tư vào sản xuất.Ông Ngô Chung Khanh cho rằng, tới đây cần giải quyết vấn đề về cung cấp thông tin, không nên tổ chức các hội nghị, hội thảo chung chung nữa mà đi sâu vào chuyên ngành. Sau đó tổ chức các hội nghị chuyên đề và mời các chuyên gia trong những lĩnh vực có liên quan đến mặt hàng đó đến chia sẻ. Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ định hướng lan truyền, lựa chọn tìm kiếm các doanh nghiệp đã thành công sang Anh, thành công sang các thị trường FTA mới và mời họ chia sẻ cách làm, những khó khăn họ đã vượt qua và những vấn đề cần phải làm. Cần phải chia sẻ để cho doanh nghiệp tự tin rằng có những người đi trước, có những người mở đường nhằm tạo động lực thúc đẩy.Đặc biệt, Bộ Công Thương định hướng tập trung vào việc xây dựng cổng thông tin FTAP, cổng thông tin về các FTA. Đây là một cổng rất lớn cấp Chính phủ mà Chính phủ đã giao Bộ Công Thương thành lập tổ công tác cùng đại diện các bộ, ngành có liên quan để tạo ra một cổng một cửa để cung cấp, tương tác với doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã phê duyệt chủ trương xây dựng một đề án đánh giá kết quả thực thi FTA tại các địa phương để đưa ra một chỉ số tương tự như là PCI Index thì sẽ có FTA Index vào cuối năm 2023, theo đó xếp hạng tất cả 63 tỉnh thành về kết quả thực thi các FTA.Mỗi tỉnh, thành nên xác định không nên làm đại trà mà xác định một đến hai sản phẩm trọng tâm và cùng đồng hành với doanh nghiệp để tạo ra doanh nghiệp lớn để kết nối cho doanh nghiệp về sau thì tôi nghĩ với cách làm như vậy chúng ta mới có cơ hội để tận dụng hiệu quả hơn nữa các hiệp định FTA./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Chương trình "Nhận diện hàng Việt Nam" năm 2022
21:40' - 29/10/2022
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang bước sang một giai đoạn mới trong bối cảnh thị trường thế giới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố biến động khó lường hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thành lập Nghiệp đoàn cơ sở Hướng dẫn viên du lịch thành phố Đà Nẵng
14:17'
Ngày 15/11, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành Nghiệp đoàn cơ sở Hướng dẫn viên du lịch thành phố Đà Nẵng, gồm 111 đoàn viên.
-
DN cần biết
EC đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động
15:52' - 14/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố bước tiến mới trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang các quốc gia thành viên khác.
-
DN cần biết
Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024
14:25' - 13/11/2024
Sáng 13/11, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp cùng đối tác trong và ngoài nước tổ chức khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 - Vietnam Foodexpo 2024.
-
DN cần biết
Nâng chất cho sản phẩm tránh điều tra phòng vệ thương mại
11:12' - 13/11/2024
Doanh nghiệp cần trang bị kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, và cần tập trung cạnh tranh bằng chất lượng hơn là cạnh tranh bằng giá cả.
-
DN cần biết
Truyền thông chính sách thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm
10:56' - 13/11/2024
Nhà nước, báo chí, doanh nghiệp và người dân cần phối hợp chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm để đạt mục tiêu thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
-
DN cần biết
Bến Tre dự kiến có 66 dự án hoàn thành trong năm 2024
09:45' - 13/11/2024
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương đang tập trung các nguồn lực để đẩy tiến độ nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024 với nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực.
-
DN cần biết
Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội
21:50' - 12/11/2024
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3011⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội.
-
DN cần biết
Thúc đẩy ngoại giao kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hội nhập
20:30' - 12/11/2024
Chiều ngày 12/11, tại trụ sở Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ở Hà Nội, diễn ra buổi tọa đàm giữa các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài với các doanh nghiệp, hiệp hội.
-
DN cần biết
Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó biện pháp phòng vệ thương mại
11:58' - 12/11/2024
Trong các thị trường xuất khẩu, khu vực châu Á, châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Australia...