Cần giám sát thực hiện đúng quy trình Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 tổ chức chiều 4/6, trước những băn khoăn về tiến độ triển khai Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như còn nhiều vướng mắc về quy trình thủ tục, giải quyết những khó khăn và khắc phục ra sao để đẩy nhanh gói hỗ trợ này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, đây là Chương trình tổng thể, có nhiều bước, quy trình thực hiện phải đầy đủ như quy trình trong đầu tư công phải làm từng bước, nếu không sẽ vi phạm quy định pháp luật…
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thực chất được thực hiện ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 43 cũng như Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 vào tháng 1/2022. Tổng thể Chương trình có 347 nghìn tỷ đồng thuộc tất cả các chương trình, hoạt động khác nhau.
Nếu không bao gồm 46 nghìn tỷ đồng chương trình vaccine chưa phải dùng đến, như vậy số tiền còn lại là 301 nghìn tỷ đồng. Đến nay đã giải ngân được 22 nghìn tỷ đồng thuộc tất cả các hoạt động khác nhau.
Chương trình thứ nhất là cho vay thông qua Ngân hàng chính sách xã hội đối với đối tượng chính sách thuê, mua nhà ở xã hội. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội, hiện đã giải ngân hơn 4,5 nghìn tỷ đồng trên tổng số tiền được giao kế hoạch năm nay là 19 nghìn tỷ đồng cho hơn 100.000 khách hàng vay vốn. Như vậy, chương trình cho vay chính sách nhà ở xã hội thực hiện đáng kể và ngân hàng đã tích cực triển khai mạnh mẽ. Nhóm chương trình thứ hai là hỗ trợ công nhân thuê nhà theo Quyết định 08 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện giải ngân đến ngày 20/5 đạt 1,7 tỷ đồng. Về nhóm hoạt động thứ ba liên quan đến miễn giảm thuế thu nhập, đặc biệt có tác động đến chính sách tài khóa. Đến nay đã hỗ trợ khoảng 11.800 tỷ đồng trên 60 nghìn tỷ đồng. Chính sách miễn giảm thuế này được thực hiện ngay từ tháng 2/2022. Thứ tư, hỗ trợ chi phí cơ hội thông qua gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trong quy trình này theo Nghị quyết 43 thì khoản tương đương chi phí cơ hội là khoảng 135 nghìn tỷ đồng. Với việc giãn hoãn như thế này, tác động đến ngân sách nhà nước tương đương 6 nghìn tỷ đồng. Đối với một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện nay còn đang trong quá trình hoàn thiện và chờ cấp có thẩm quyền ban hành, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng: Về cơ bản các văn bản đã được ban hành. Ví như Nghị định hướng dẫn hỗ trợ 2% lãi suất, đến nay đã sẵn sàng triển khai gấp rút. Còn lại 3 văn bản liên quan đến Nghị định và Thông tư hướng dẫn, các cơ quan đang đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn về chỉ định thầu trong chương trình phục hồi. Đây là quy định mang tính cởi mở, tác động thêm để rút ngắn các quá trình trong đấu thầu thi công. Về khoản 113 nghìn tỷ đồng dành cho đầu tư công, hiện nay đã thực hiện xong bước đầu tiên là Thủ tướng Chính phủ thông báo các bộ, ngành, địa phương liên quan danh mục dự án với số tiền cụ thể để làm căn cứ phê duyệt chủ trương đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn hướng dẫn đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt các chủ trương đầu tư trong thời gian sớm nhất để Bộ tổng hợp. Sau bước này là tổng hợp danh mục các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư trình Chính phủ xem xét, sau đó trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phê duyệt. Đây là quy định theo Luật Đầu tư công, Nghị quyết 43 của Quốc hội. Bước này dự kiến thực hiện vào quý III, quý IV năm nay. Sau khi phân bổ kế hoạch xong, tức là sau khi Quốc hội đã phê duyệt thì Thủ tướng Chính phủ sẽ giao cụ thể kế hoạch danh mục dự án, số vốn cho các bộ, ngành địa phương liên quan. Trên cơ sở đó, bước bốn là các bộ, ngành, địa phương phải phê duyệt quyết định đầu tư các chương trình, dự án trong Chương trình phục hồi. Sau khi phê duyệt kế hoạch đầu tư, có vốn mới có thể bắt đầu triển khai các hoạt động, biện pháp giải ngân là giải phóng mặt bằng, đấu thầu thi công. Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, đó là tiến độ cũng như các bước triển khai trong thời gian tới. Quy trình trong đầu tư công phải làm từng bước, không thể làm tắt, nếu không sẽ vi phạm quy định pháp luật. Qua đó, đề nghị các cơ quan báo chí cùng các bộ, ngành theo dõi, giám sát chặt chẽ tiến độ chương trình./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát sinh thủ tục làm chậm tiến độ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
19:32' - 04/06/2022
Chương trình hỗ trợ công nhân tiền thuê nhà theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện giải ngân đến ngày 20/5 đã đạt 1,7 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đánh giá kỹ tác động việc tăng học phí với các bậc học để có đề xuất phù hợp
18:58' - 04/06/2022
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, theo quy định của Luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định về khung học phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Nhiều bị can lợi dụng chính sách để trục lợi
18:57' - 04/06/2022
Theo Người Phát ngôn Bộ Công an, thực hiện đúng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lực lượng Công an đang tập trung hết sức để sớm có kết quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác tối đa dư địa cho tăng trưởng
12:14'
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, 6 tháng cuối năm, các địa phương cần khai thác tối đa các dư địa tăng trưởng, thực hiện đồng bộ, linh hoạt và kịp thời các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
10:11'
Thủ tướng cho rằng, vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải tính của Đông Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ cho Brazil tiếp cận thị trường châu Á
08:39'
Với 16 hiệp định thương mại tự do đang thực thi, Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ cho Brazil tiếp cận thị trường châu Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21' - 08/07/2025
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10' - 08/07/2025
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12' - 08/07/2025
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12' - 08/07/2025
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).