Cần thay đổi tư duy từ sản xuất sang làm kinh tế nông nghiệp
Chiều 7/6, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, về vấn đề về bình ổn giá vật tư nông nghiệp, ùn tắc nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ những khó khăn của nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp trong giai đoạn dịch COVID-19 vừa qua, cũng như vấn đề ùn ứ nông sản xuất khẩu ở các cửa khẩu phía Bắc. Vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản đều tăng cao, trong bối cảnh thị trường bị đứt gãy.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ cảm ơn 14 triệu nông dân Việt Nam đã rất năng động, linh hoạt, góp phần vào kết quả xuất khẩu nông nghiệp, nông lâm, thủy sản trong năm 2021 đạt 48,6 tỷ đô la Mỹ, trong bối cảnh rất khó khăn, tưởng chừng như không thể nào đạt được.
Trả lời cụ thể câu hỏi chất vấn của các đại biểu Lê Thị Song An (Long An), Hoàng Anh Công (Thái Nguyên) và Chu Hồng Thái (Lạng Sơn) về câu chuyện giá nguyên liệu tăng cao, tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu ở biên giới và các giải pháp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, ngay khi đứt gãy chuỗi cung ứng trong giai đoạn COVID-19 và nhất là cao điểm bị ùn ứ nông sản ở các cửa khẩu phía Bắc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Công Thương cũng như Bộ Ngoại giao đã vào cuộc dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hạn chế thấp nhất thiệt thòi, thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, đây là trường hợp hết sức bất khả kháng do quy định phòng, chống dịch của Việt Nam với Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam là quốc gia làm nông nghiệp nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ phân bón, thuốc, nguyên liệu để chế biến thức ăn… Đây là vấn đề Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải làm sao nâng cao tính tự chủ của ngành nông nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, giảm thiểu rủi ro về thị trường.
Để giải đáp câu hỏi trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã có nhiều phiên họp. Bộ Công Thương cũng tổ chức nhiều cuộc họp với các hiệp hội ngành hàng phân bón, bảo vệ thực vật, hóa chất và các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực này để cố gắng thuyết phục. Theo Bộ trưởng, trong kinh tế thị trường không dễ để áp đặt mệnh lệnh hành chính và các hiệp hội cũng đã có can thiệp nhất định. Trả lời câu hỏi của đại biểu về thực tế Trung Quốc thay đổi biện pháp kiểm soát dịch bệnh cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng chúng ta chậm thay đổi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết có trách nhiệm của các bộ, ngành Trung ương, trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chậm thông tin để người dân biết.Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, nhiều bà con nông dân cũng chưa quan tâm đến lĩnh vực này, mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tổ chức rất nhiều đợt truyền thông và tập huấn.
Bộ trưởng cho rằng, về giải pháp không thể chỉ dùng biện pháp truyền thông, mà cần phải thực hiện một cách duy nhất là tổ chức lại sản xuất, tổ chức thị trường, tổ chức lại các hiệp hội ngành hàng để dẫn dắt thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Ngoại giao cũng xây dựng dự thảo văn bản về thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc để chuyển dần xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. "Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam chủ yếu trao đổi với cư dân biên giới, muốn chuẩn hóa để đi sâu vào nội địa, thị trường cấp cao hơn của Trung Quốc, còn rất nhiều giải pháp để chuẩn hóa lại", Bộ trưởng phát biểu.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hàng ngàn thông tin thay đổi biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm của các quốc gia trên thế giới đối với mặt hàng nông sản.Như vậy, trung bình một tháng gần 100 thay đổi biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm của các quốc gia, trong đó có những yêu cầu bắt buộc phải thực hiện ngay nhưng vẫn phải chấp nhận để chuẩn hóa nông sản của Việt Nam đáp ứng theo từng loại thị trường trong bối cảnh thay đổi rất nhanh chóng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Để có phiên chất vấn sôi nổi, thực chất
15:11' - 07/06/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 7/6, Quốc hội bắt đầu tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội bãi nhiệm tư cách ĐBQH và phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long
12:47' - 07/06/2022
Quốc hội đã họp riêng biểu quyết thông qua việc xem xét, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV và phê chuẩn đề nghị cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Thanh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chờ lời giải từ các tư lệnh ngành
11:40' - 07/06/2022
Từ chiều 7 – 9/6, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, tài chính, ngân hàng và giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Các trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
09:31' - 07/06/2022
Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay Quốc hội chất vấn về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
08:39' - 07/06/2022
Tiếp tục thực hiện Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, sáng 7/6, Quốc hội làm việc theo chương trình riêng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách tiền lương tối thiểu phải đảm bảo tính chất thị trường
15:24'
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, diễn ra sáng 27/12 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
14:33'
Để tạo bước đột phá cho năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tập trung nâng cao năng lực sản xuất, khuyến khích đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh xuất khẩu bền vững góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định về chủ sở hữu hưởng lợi sẽ góp phần phòng, chống rửa tiền
11:34'
Mục đích của việc xây dựng quy định về thu thập thông tin chủ sở hữu hưởng lợi nhằm tìm ra cá nhân cuối cùng thực sự kiểm soát, chi phối hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị đề xuất hỗ trợ vốn xây mới 42 km để thông tuyến Quốc lộ 15D
11:22'
Tỉnh Quảng Trị đã kiến nghị Trung ương hỗ trợ vốn để nâng cấp và xây dựng mới các đoạn của Quốc lộ 15D, để thông tuyến quốc lộ quan trọng này.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo đà cho xuất khẩu thủy sản năm 2025 tăng trưởng từ 10-15%
10:18'
Năm 2025 sẽ tiếp tục đặt ra những thách thức mới đối với ngành thủy sản, song triển vọng năm 2025 của xuất khẩu thủy sản cũng rất khả quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa chào Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
09:13'
Ngày 26/12, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1138/TTg-KTTH về việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh
09:01'
Đồng Xoài (Bình Phước) sẽ tập trung xây dựng và phát triển thành đô thị hiện đại, sinh thái; lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và động lực phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN và Bangladesh
08:07'
Phiên họp lần thứ 62 của Ủy ban các nước ASEAN tại Dhaka đã diễn ra trong không khí cởi mở, chân thành, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, gắn bó bền chặt giữa các nước AÁEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức trong cung ứng nước sạch cho các đô thị Việt Nam
20:08' - 26/12/2024
Nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng do gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Tuy nhiên, nguồn cung nước sạch đang đối mặt với nhiều thách thức, mang tính toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu.