Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Nhiều nước tiếp tục nỗ lực "tháo ngòi" căng thẳng
Ngày 16/6, kênh truyền hình CNN tiếng Thổ cho biết, ba nhà lãnh đạo đều nhất trí rằng giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Qatar có thể đạt được thông qua đối thoại thay vì các lệnh trừng phạt. Các nhà lãnh đạo cũng thông báo về các cuộc tiếp xúc họ đã tiến hành nhằm giải quyết mâu thuẫn căng thẳng hiện nay giữa Qatar và các nước láng giềng Arab vùng Vịnh.
Tiếp tục các nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất của vùng Vịnh trong nhiều năm qua, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đang ở thăm Saudi Arabia đã có cuộc gặp với Quốc vương nước chủ nhà Salman trong ngày 16/6. Các nguồn tin ngoại giao cho biết cuộc gặp trên diễn ra “tích cực”, song không nêu rõ nội dung cụ thể.
Saudi Arabia là chặng dừng chân tiếp theo trong chuyến công du hòa giải của ông Cavusoglu. Trước đó, ông đã tới Qatar và Kuwait, một quốc gia Trung Đông cũng đang nỗ lực làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Tại Kuwait, ông Cavusoglu nhận định dù Saudi Arabia là một bên trong căng thẳng hiện nay, nhưng Quốc Vương Salman của Saudi Arabia sẽ "là một bên giúp giải quyết" cuộc khủng hoảng này.
Cũng trong ngày 16/6, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thông báo hủy kế hoạch tham dự hội nghị Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) dự kiến diễn ra vào tuần tới tại Mexico để ở lại thủ đô Washington, tập trung vào giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Tillerson sẽ tiếp tục các nỗ lực giảm căng thẳng ở Trung Đông thông qua các cuộc gặp trực tiếp, cũng như điện đàm với lãnh đạo trong khu vực và vùng Vịnh. Thứ trưởng Ngoại giao John Sullivan sẽ đại diện thay Ngoại trưởng Tillerson tham dự hội nghị OAS.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir cho biết 4 quốc gia Arab vừa cắt quan hệ ngoại giao với Qatar gồm Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain đang soạn thảo một danh sách “các khiếu nại” mà Qatar cần giải quyết và sẽ sớm chuyển danh sách này tới chính quyền Doha.
Ông Jubeir không hé lộ những yêu cầu trong danh sách trên. Trước đó, Đại sứ quán UAE tại Mỹ cho rằng danh sách này sẽ đề cập đến 3 vấn đề của Qatar gồm "tài trợ các nhóm khủng bố, can thiệp vào công việc nội bộ 4 nước Arab và kích động các cuộc tấn công thông qua các phương tiện truyền thông của mình".
Coi Doha là một đồng minh trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm 6 nước thành viên, Ngoại trưởng Jubeir khẳng định các nước trên không có ý định gây tổn hại tới người dân Qatar. Tuy nhiên, ông Jubeir cảnh báo Qatar không thể vừa tài trợ các nhóm khủng bố vừa duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng.
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh bùng phát từ ngày 5/6, sau khi Saudi Arabia, Ai Cập, UAE, Bahrain cùng một số nước khác cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, vì cho rằng Doha ủng hộ khủng bố, can thiệp vào vấn đề nội bộ các nước khu vực. Qatar cực lực bác bỏ những cáo buộc trên, đồng thời cho rằng các nước láng giềng đang tìm cách can thiệp vào chính sách đối ngoại của chính quyền Doha./.
Xem thêm:
>>>>Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Qatar khẳng định nỗ lực hòa giải vẫn đang diễn ra
>>>>Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh: Hàng loạt nỗ lực tháo gỡ khủng hoảng
09:19' - 16/06/2017
Thủ tướng Anh Theresa May đã hối thúc lãnh đạo các nước Saudi Arabia, Bahrain và Qatar có những bước đi nhằm giảm bớt căng thẳng từng dẫn đến việc các cường quốc Arab cắt đứt quan hệ với Doha.
-
Ngân hàng
Căng thẳng vùng Vịnh: Bahrain "đóng băng" tài sản liên quan tới Qatar
10:48' - 12/06/2017
Ngân hàng trung ương Bahrain vừa ra lệnh cho các ngân hàng hoạt động tại nước này "đóng băng" tài sản cũng như các tài khoản ngân hàng của 59 cá nhân và 12 thực thể có liên quan đến Qatar.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43'
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54' - 28/04/2025
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35' - 28/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22' - 28/04/2025
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.