Canh tác nhà kính công nghệ cao "lên ngôi"
Trung Quốc -nhà sản xuất rau lớn nhất thế giới- đã sử dụng công nghệ canh tác trong nhà kính suốt nhiều thập niên. Tuy vậy, sự gián đoạn về nguồn cung thực phẩm gây ra bởi đại dịch COVID-19 vào năm 2020 đã thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở canh tác trong nhà kính công nghệ cao.
Tại đảo Sùng Minh, nằm bên ngoài Thượng Hải, thành phố đông dân nhất của Trung Quốc, các công nhân thu hoạch và đóng gói cà chua và dưa chuột tại một nhà kính do công ty FoodVentures của Hà Lan vận hành. Địa điểm này cũng là nơi FoodVentures đã thu hoạch lô sản phẩm đầu tiên của họ vào tháng 5/2021.Đây là một trong số hàng chục cơ sở "mọc lên" ở ngoại ô các siêu đô thị của Trung Quốc, sử dụng công nghệ cao cấp để quản lý hệ thống tưới tiêu, nhiệt độ và ánh sáng để trồng rau, phục vụ nhu cầu của một lượng lớn người tiêu dùng giàu có.
Giám đốc FoodVentures Dirk Aleven cho biết, đây là xu hướng giúp mang lại nguồn cung bền vững và chuyên nghiệp hơn. Ông nói thêm: "Xu hướng canh tác sử dụng công nghệ tiên tiến này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát". Theo ông Aleven, điều quan trọng là hiện giờ rau quả tươi được sản xuất ngay tại nơi được tiêu thụ, thay vì phải vận chuyển hàng nghìn km, ngay cả trong nội địa Trung Quốc. Để tránh những gián đoạn về nguồn cung trong tương lai, chính quyền các thành phố tại Trung Quốc cho biết họ đặt mục tiêu xây dựng nguồn dự trữ các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phát triển các cơ sở phân phối và logistics. Các nhà phát triển mô hình trồng rau nhà kính cho biết, tầng lớp trung lưu ngày càng giàu có tại Trung Quốc sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm chất lượng cao, sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn, cũng đang thúc đẩy xu hướng này. Theo công ty tư vấn Richland Sources, diện tích sử dụng cho hoạt động canh tác nhà kính đã tăng 28% trong năm 2020. Con số này cao hơn mức tăng 5,9% trong năm 2019 và nhanh hơn mức tăng 6% đối với các khu canh tác sử dụng nhà kính nhựa có chi phí rẻ hơn. Nhà kính sử dụng vật liệu nhựa giúp che chắn cho cây trồng nhưng được coi là kém hiệu quả hơn nhà kính sử dụng kính. Việc sử dụng nhà kính bằng kính cũng giúp tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng truyền thống. Lim Xin Yi, Giám đốc điều hành phụ trách vấn đề bền vững của nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo lớn nhất Trung Quốc cho biết, một xu hướng không thể đảo ngược kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu là người tiêu dùng đẩy mạnh mua hàng hóa trực tuyến và chi tiêu nhiều hơn cho các loại thực phẩm lành mạnh, tập trung vào các thương hiệu nông nghiệp đáng tin cậy. Trước đây, sản xuất rau quả của Trung Quốc tập trung ở một số khu vực nhất định và cần có mạng lưới logistics phức tạp để thực phẩm tiếp cận thị trường đầu mối tại các thành phố lớn.Tính chất dễ bị tổn thương của mô hình này trở nên rõ ràng vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại một chợ hải sản ở Vũ Hán và tại một chợ bán thực phẩm tươi sống lớn ở Bắc Kinh, đã gây ra sự gián đoạn nguồn cung hàng hóa đến tay người tiêu dùng, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và cây trồng bị hư hỏng. Vũ Hán chính là điểm khởi đầu cho đại dịch COVID-19 của Trung Quốc.
Nhà phân tích Gayathree Ganesan tại Economist Intelligence Unit, cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist nhận định, đại dịch đã thúc đẩy ngành công nghiệp thực phẩm tươi sống cắt giảm bớt các bước trung gian trong mạng lưới chuỗi cung ứng. Được xây dựng trong phạm vi thành phố để thu hẹp khoảng cách từ khu vực sản xuất tới người mua, các nhà kính canh tác thường là liên doanh hợp tác giữa các công ty bất động sản Trung Quốc và các công ty nhà kính từ Hà Lan, quốc gia đóng vai trò quan trọng trong công nghệ nông nghiệp. Hệ thống nhà kính của FoodVentures bên ngoài Thượng Hải là một ví dụ điển hình. Trên diện tích tương đương ba sân bóng đá và cao hai tầng, cơ sở nhà kính này trồng những cây cà chua bi mọc thẳng lên trần nhà, có khả năng sản xuất lên đến 120 tấn cà chua bi mỗi tháng. Ông Aleven nói: "Khỏe mạnh trước tiên đã là một biện pháp chống lại bất kỳ loại virus nào, vì vậy mọi người đang quan tâm nhiều hơn đến những gì họ ăn. Ngoài ra, chúng tôi mong muốn có một mạng lưới phân phối rộng khắp để có thể cung cấp nhanh chóng và đảm bảo được chất lượng sản phẩm". Rau trồng trong nhà kính thường được bán trực tiếp cho các sàn thương mại điện tử và siêu thị, bỏ qua nhiều bên trung gian và chợ đầu mối, vốn là chuỗi cung ứng truyền thống các loại rau quả của Trung Quốc. Nhiều khả năng, mô hình canh tác nhà kính sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa ở các thành phố trọng điểm của Trung Quốc.Tài liệu mới đây của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng hơn gấp đôi diện tích "đất nông nghiệp hiệu quả cao" lên hơn 300 ha vào năm 2025.
Điều này có thể củng cố thêm vị thế nhà sản xuất rau hàng đầu thế giới của Trung Quốc, vốn đang chiếm 75% hoặc nhiều hơn sản lượng dưa chuột, đậu xanh, rau cải bó xôi và măng tây trên toàn cầu.
Xu Dan, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp hệ thống canh tác nhà kính Beijing HortiPolaris cho biết, công việc kinh doanh của công ty này đã được hưởng lợi vào năm ngoái khi làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai tấn công Bắc Kinh vào tháng 6/2020, buộc thị trường bán buôn lớn phải đóng cửa và khiến lượng đơn đặt hàng của Beijing HortiPolaris tăng 300% mỗi ngày.Tuy nhiên, ông Xu cảnh báo rằng Trung Quốc có thể gặp một số trở ngại khi tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hiện đại. Theo ông, thách thức lớn nhất là nguồn nhân lực - những người có kiến thức quản lý hệ thống nhà kính để sản xuất rau chất lượng cao.
Ông Xu Dan nhấn mạnh: "Hầu hết những người nông dân Trung Quốc đang ở độ tuổi cao và cách thức sản xuất của họ cũng lạc hậu. Và việc thay thế lượng nông dân lớn như vậy thực sự là một thách thức lớn"./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Australia hỗ trợ Việt Nam phát triển nông nghiệp công nghệ cao
14:34' - 12/07/2021
Đại học Melbourne và công ty đổi mới nông nghiệp và thực phẩm Beanstalk sẽ thực hiện dự án nâng cao nhận thức và chuyên môn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Máy bay hydro: Giấc mơ xa vời?
15:44' - 20/02/2025
Tham vọng phát triển máy bay chạy bằng hydro từng là trọng tâm trong nỗ lực giảm khí thải carbon của ngành hàng không.
-
Công nghệ
Microsoft công bố chip lượng tử đột phá, sử dụng trạng thái vật chất mới
08:35' - 20/02/2025
Theo Forbes, Microsoft vừa công bố một bước tiến đột phá trong lĩnh vực máy tính lượng tử khi phát minh ra một loại chip lượng tử hoàn toàn mới mang tên Majorana 1.
-
Công nghệ
Bạc Liêu ưu tiên các nguồn lực nâng cao hiệu quả chuyển đổi số
14:41' - 19/02/2025
Ngày 18/2, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Công nghệ
WhatsApp sẽ được giám sát chặt chẽ hơn tại EU
08:17' - 19/02/2025
WhatsApp đã báo cáo số lượng người dùng vượt quá 45 triệu tại EU, ngưỡng khiến WhatsApp phải tuân thủ các yêu cầu báo cáo bổ sung theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA).
-
Công nghệ
Cảnh báo 13 lỗ hổng bảo mật mới trong các sản phẩm Microsoft
21:16' - 18/02/2025
Ngày 18/2, trên cơ sở cảnh báo về 13 lỗ hổng bảo mật mới trong các sản phẩm Microsoft, Cục An toàn thông tin đã khuyến nghị rà soát hệ thống nhằm xử lý kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tấn công mạng.
-
Công nghệ
Google tăng tốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
13:25' - 18/02/2025
Google công bố một bản cập nhật quan trọng cho Gemini, cho phép Gemini nhớ lại các cuộc trò chuyện trước đó với người dùng và sử dụng thông tin này để đưa ra những phản hồi phù hợp hơn.
-
Công nghệ
Người đồng sáng lập Tencent Holdings bất ngờ thành người giàu nhất Trung Quốc
07:54' - 18/02/2025
Ông Pony Ma, nhà đồng sáng lập Tencent Holdings Ltd, đã có một thời điểm ngắn ngủi trở thành người giàu nhất Trung Quốc trong ngày 17/2, vượt qua “đại gia” nước đóng chai Zhong Shanshan.
-
Công nghệ
Gay cấn cuộc đua Intel-TSMC
07:18' - 18/02/2025
Cuộc đua tiến trình bán dẫn giữa hai doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Intel và TSMC ngày càng gay cấn với 18A và N2.
-
Công nghệ
Hàn Quốc chuẩn bị hạ tầng cho trung tâm điện toán AI quốc gia
15:32' - 17/02/2025
Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch mua 10.000 bộ xử lý độ họa (GPU) hiệu suất cao trong năm 2025 để đẩy nhanh việc khai trương trung tâm điện toán trí tuệ nhân tạo (AI) quốc gia.