Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đang được chuẩn bị thế nào?
Liên quan đến tình hình triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021-2025), Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện tại, tất cả các dự án thành phần của dự án cao tốc này đã ký hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế lập thiết kế kỹ thuật và tư vấn thẩm tra.
Bộ Giao thông Vận atir đã có văn bản gửi Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước phân khai vốn cho các địa phương, các Ban quản lý dự án để triển khai dự án. Đồng thời, có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về điều kiện năng lực kinh nghiệm nhà thầu, quy mô gói thầu và quy trình, trình tự thực hiện chỉ định thầu các gói thầu xây lắp để chuẩn bị cho công tác chỉ định thầu.
“Về công tác giải phóng mặt bằng, theo báo cáo, hiện, các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng giải phóng mặt bằng và hoàn thành trích đo tại thực địa 5 dự án thành phần gồm: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Chí Thạnh - Vân Phong, Vân Phong - Nha Trang và Hậu Giang - Cà Mau); các dự án khác cũng đang triển khai với mức độ hoàn thành từ 84% - 97%.
Việc kiểm kê tài sản trên đất đã hoàn thành tại 3 dự án thành phần gồm: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Hậu Giang - Cà Mau); các dự án khác đang triển khai với mức độ hoàn thành từ 56% - 98%. Các địa phương cũng đang đồng thời xác định vị trí các khu tái định cư và triển khai các thủ tục thu hồi đất, xây dựng khu tái định cư”, Bộ Giao thông Vận tải thông tin.
Liên quan đến công tác khảo sát, theo Bộ Giao thông Vận tải, tính đến nay, việc khảo sát địa hình, thủy văn đã cơ bản hoàn thành. Các Ban quản lý dự án đang chỉ đạo tư vấn triển khai khảo sát mỏ vật liệu bảo đảm việc cung cấp số liệu cho công tác thiết kế theo từng đợt. Hiện, có 2 trong tổng 12 dự án hoàn thành công tác khoan khảo sát hiện trường (gồm: Vạn Ninh - Cam Lộ, Cần Thơ - Hậu Giang), 10 trong tổng số 12 dự án dự kiến hoàn thành khảo sát hiện trường trong tháng 9/2022.
Công tác rà soát, khảo sát bổ sung xác định trữ lượng, chất lượng các mỏ vật liệu và làm việc với địa phương để bảo đảm đủ trữ lượng cho dự án cũng đang được triển khai. Trong đó, đã có 4 trong số 12 dự án đã hoàn thành khảo sát (Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Vân Phong - Nha Trang). Các dự án còn lại dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2022.
Bên cạnh đó, các Ban quản lý dự án đang chỉ đạo tư vấn rà soát thiết kế cơ sở, triển khai công tác thiết kế phù hợp với tiến độ khảo sát.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, mặc dù các hạng mục công việc vẫn đang bám sát mốc tiến độ yêu cầu, song có một số khó khăn khiến việc triển khai dự án trên chưa đạt đúng kỳ vọng.Cụ thể, giai đoạn đầu công tác khảo sát địa chất một số dự án thành phần chậm do một số khu vực đã bắt đầu vào mùa mưa. Một số khu vực ruộng lúa đang chuẩn bị thu hoạch nên chưa triển khai khoan.
Các địa phương còn lúng túng trong việc xác định các trình tự, thủ tục (giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất...) để khai thác các mỏ mới làm vật liệu xây dựng và xác định chi phí cấp quyền khai thác khoáng sản trong phạm vi dự án. Một số địa phương chưa công bố giá vật liệu xây dựng, giá cước vận chuyển để lập và quản lý chi phí xây dựng.
“Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng xem xét hướng dẫn các địa phương xây dựng, công bố giá vật liệu xây dựng đối với các loại vật liệu xây dựng có trên địa bàn, giá vật liệu khai thác tại mỏ (đối với các vật liệu xây dựng khai thác tại các mỏ khoáng sản nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án) được sử dụng để thực hiện các gói thầu/dự án thành phần; Công bố giá cước vận chuyển trên địa bàn”, Bộ Giao thông Vận tải chia sẻ.
Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị chủ trì phối hợp với các Bộ, các địa phương rà soát, đánh giá tổng thể trữ lượng nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để có phương án khai thác bảo đảm nguồn cung cấp cho các dự án.
Đồng thời, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ các vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cấp phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Nhằm đảm bảo tiến độ dự án theo Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cao tốc Bắc – Nam giai đoạn (2021-2025), Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng rà soát, đánh giá lại trữ lượng các mỏ cát hiện có, xác định nhu cầu sử dụng cho các dự án; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để mở thêm các mỏ mới.
Trong đó, nghiên cứu phương án khai thác tại các cồn cát để đảm bảo nguồn cát đắp nền cho các dự án; ưu tiên hàng đầu nguồn cát hiện có cho các dự án trọng điểm quốc gia.
Dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 (2021-2025) có tổng chiều dài khoảng 729 km, gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km), đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập.
Theo yêu cầu, dự án phải khởi công trước ngày 31/12/2022, triển khai thi công đồng loạt trước ngày 31/3/2022.Các địa phương phải đảm bảo bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất kiểm toán cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2
17:40' - 18/09/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn gửi Kiểm toán Nhà nước về việc phối hợp thực hiện kiểm toán cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Lắp thêm làn không dừng, giảm ùn tắc cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây
14:19' - 17/09/2022
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu VEC và Công ty TNHH Thu phí tự động VETC rà soát số làn thu phí tự động không dừng trên cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng đoạn qua An Giang sẽ khởi công vào ngày 30/4/2023
12:54' - 16/09/2022
Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng đoạn qua An Giang phấn đấu sẽ khởi công sớm nhất đúng vào ngày 30/4/2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.