Cầu nối chính thức hóa kinh tế phi chính thức
Thực hiện khung hợp tác về việc làm bền vững 2017-2021 và kế hoạch hợp tác giữa Liên minh Hợp tác xã Việt Nam với Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO), sáng 21/11, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Chính thức hoá nền kinh tế phi chính thức-Vai trò của hệ thống hợp tác xã tại Việt Nam”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết, kinh tế phi chính thức tồn tại từ rất lâu và đã trở thành một bộ phận quan trọng trong cấu thành của các nền kinh tế trên thế giới, nhất là với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Mặc dù, các khái niệm và định nghĩa về kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức còn chưa thống nhất nhưng có thể hiểu kinh tế phi chính thức là khu vực tồn tại việc làm phi chính thức; tập hợp các đơn vị kinh tế sản xuất sản phẩm và dịch vụ, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên quan, đóng góp vào GDP mà khu vực kinh tế chính thức không với tới được. Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, kinh tế phi chính thức gồm nhiều khu vực, nhiều loại hình, nhiều hình thức và đối tượng hoạt động. Việc làm phi chính thức được hiểu là việc làm không có bảo hiểm xã hội, nghĩa là việc làm của cả khu vực kinh tế phi chính thức và có thể một phần việc làm của khu vực kinh tế chính thức. Do đó, việc chính thức hóa nền kinh tế phi chính thức là một trong những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của Chương trình hợp tác quốc gia về việc làm bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021. Điều này cũng góp phần bảo đảm tạo môi trường thuận lợi cho các cơ hội kinh doanh bền vững, tạo ra cơ hội làm việc có hiệu quả và thu nhập công bằng cho người dân Việt Nam. Từ đó, đảm bảo an toàn tại nơi làm việc, mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội và giảm các hình thức việc làm không thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn lao động quốc tế. Ông Nguyễn Ngọc Bảo cũng khẳng định rằng, việc thúc đẩy thành lập, phát triển hợp tác xã là một trong những công cụ hữu hiệu, cầu nối giúp chính thức hóa nền kinh tế phi chính thức, tập hợp các hộ gia đình, các cá nhân trở thành thành viên hợp tác xã. Đặc biệt, thông qua hợp tác xã tổ chức thực hiện các chính sách lao động, việc làm cho các thành viên và từng bước áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế vào khu vực hợp tác xã.Ông Chang Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam bày tỏ vui mừng khi chứng kiến việc tham gia tích cực của Việt Nam và đối tác của ILO tại Việt Nam, nhất là khi ILO là một trong những tổ chức có sứ mệnh hỗ trợ hợp tác xã.
Một trong những trụ cột của ILO là thúc đẩy phát triển kinh tế phi chính thức. Đặc biệt, trong rất nhiều năm hợp tác xã là đối tác quan trọng với ILO để tạo ra những việc làm bền vững. Đây là một trong những sự tham gia phát triển tích cực để thúc đẩy vai trò của kinh tế phi chính thức. Ông Chang Hee Lee cũng chỉ ra việc, hàng triệu triệu người lao động đang làm việc trong khu vực này cho thấy vai trò của hợp tác xã thực sự quan trọng trên toàn thế giới. Điều đó cho thấy hợp tác xã không thể tách rời trong việc thực hiện các chương trình việc làm bền vững và tăng cường mối quan hệ hợp tác. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có tỷ lệ rất cao về người lao động trong phi chính thức và ILO cũng nhìn nhận vai trò to lớn của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong nền kinh tế phi chính thức. Đáng lưu ý, hôm qua Quốc hội của Việt Nam đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi). Theo đó, có rất nhiều những quy định và thách thức sẽ còn triển khai để hiện thực hóa ý tưởng này. Như vậy, người lao động và gia đình của người lao động trong bối cảnh hiện nay tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn sẽ có cơ hội tiếp cận việc làm và được đối xử tốt hơn.Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp vẫn chưa được đối xử đầy đủ và được hưởng những điều kiện tốt. Vì vậy, việc tạo ra những cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng mô hình hợp tác xã để có vai trò quan trọng hơn để cùng hướng tới cam kết chung nhằm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. Chia sẻ về thực trạng lao động và việc làm trong khu vực hợp tác xã hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Cường, Viện trưởng, Viện Phát triển kinh tế hợp tác (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) bày tỏ, đa số lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã đồng thời là thành viên của hợp tác xã, việc làm là do hợp tác xã tạo ra. Hợp tác xã ký kết hợp đồng lao động với từng người theo quy định của Bộ Luật Lao động. Việc làm một phần do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tạo ra, một phần do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hỗ trợ để thành viên tự tạo ra việc làm cho mình, thành viên của mình. Do đó, lao động làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp cũng có nhiều loại việc làm khác nhau, như làm hành chính, làm nghiệp vụ, làm trực tiếp…theo hợp đồng lao động có thời hạn, không thời hạn, theo mùa, theo vụ, theo từng việc cụ thể.Tuy nhiên, do nhận thức về bản chất, nguyên tắc của hợp tác xã của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước và nhân dân chưa thống nhất, chưa đầy đủ và vẫn coi hợp tác xã là cánh tay nối dài của chính quyền địa phương để hỗ trợ triển khai thực hiện các chính sách, nhiệm vụ chính trị- xã hội là chính.
Vì vậy, đa phần ý kiến vẫn chưa coi hợp tác xã là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (Luật Hợp tác xã) bình đẳng như các (doanh nghiệp) thuộc các thành phần kinh tế. Vì thế, lao động, việc làm trong khu vực hợp tác xã chưa được coi trọng. Hơn nữa, không ít người làm việc trong khu vực hợp tác xã chưa coi đó là việc làm chính mà chỉ coi đó là “phụ” là làm “thêm” nên để thực hiện các chính sách như đào tạo, bảo hiểm… không dễ. Để nâng cao năng lực của hệ thống Liên minh Hợp tác xã trong vai trò nòng cốt phát triển hợp tác xã vì việc làm bền vững, bà Phạm Thị Hồng Yến, Trưởng ban Hợp tác quốc tế (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) đề xuất, cần nâng cao năng lực của Liên minh Hợp tác xã các cấp với vai trò đối tác ba bên trong việc thúc đẩy quan hệ lao động trong khu vực hợp tác xã. Cùng với đó, hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ tư vấn thành lập, hỗ trợ hợp tác xã, đào tạo lớp giảng viên nguồn và cử chuyên gia nghiên cứu, đề xuất tầm nhìn phát triển lao động có chất lượng cho khu vực hợp tác xã và hệ thống Liên minh Hợp tác xã trong giai đoạn tới. Đặc biệt, ILO cần tài trợ và tư vấn cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam triển khai các chuỗi giá trị sản phẩm tại các hợp tác xã trong khu vực và thế giới./.Tin liên quan
-
Thị trường
Cầu nối đưa hàng hóa của hợp tác xã vào hệ thống phân phối
10:14' - 24/09/2019
Kể từ khi Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được đẩy mạnh, các siêu thị trong nước đã có nhiều chính sách khuyến khích các hợp tác xã đưa nông sản chủ lực vào siêu thị.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp nào để kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững?
14:01' - 10/09/2019
Mỗi năm khu vực kinh tế tập thể này đóng góp cho tăng trưởng kinh tế khoảng 10% và tiếp tục được khẳng định là thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.